Những lời lẽ nhân từ được phán ra: “Ta sẽ thể hiện sự toàn hảo của Ta trước mặt con”. Môi-se được gọi lên đỉnh núi Si-nai, sau đó, bàn tay tạo hình thế giới, bàn tay “dời núi mà núi không hay biết” (Gióp 9:5), đã che chắn cho tạo vật từ bụi đất này và đặt ông vào kẽ đá trong khi vinh quang và tất cả sự toàn hảo Ngài đi ngang qua ngay trước mắt ông. KTS 164.4
Đối với Môi-se, trải nghiệm này chắc chắn đáng giá hơn tất cả những gì ông được học ở Ai Cập hoặc mọi thành tựu mà một lãnh tụ hay lãnh đạo quân đội đạt được. Không có quyền lực hay tài năng nào của thế gian này có thể so sánh nổi với sự hiện diện trường tồn của Chúa. KTS 164.5
Môi-se một mình đứng trước sự hiện diện của Đấng Duy Nhất Muôn Đời, nhưng ông không hề sợ hãi, tâm hồn ông hòa hợp cùng Đấng Tạo Hóa ra mình. “Nếu lòng tôi xu hướng về điều ác, Chúa chẳng nghe tôi đâu” (Thi Thiên 66:18). Nhưng “Đức Giê-hô-va kết bạn cùng người kính sợ Ngài, và tỏ cho người ấy biết giao ước của Ngài” (Thi Thiên 25:14). KTS 164.6
Đức Chúa Trời tuyên bố về Ngài: “Giê-hô-va, Giê-hô-va là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm giận, dư dật ân huệ và thành tín, giữ lòng yêu thương đến nghìn đời, tha thứ điều gian ác, sự vi phạm và tội lỗi, nhưng không kể kẻ có tội là vô tội”. KTS 164.7
“Môi-se cúi đầu xuống đất và thờ phượng”. Chúa nhân từ hứa sẽ phục hồi ân huệ Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên và làm những điều kỳ diệu, những việc chưa bao giờ được thực hiện “trên khắp trái đất hay ở giữa một quốc gia nào”. Suốt thời gian này, Môi-se đã được trợ sức một cách kỳ diệu. Chúa yêu cầu ông đẽo hai bảng đá giống hai bảng trước rồi mang theo lên đỉnh núi, lần thứ hai Ngài “viết trên hai bảng này những lời của giao ước, Mười Điều Răn”. (Xem Phụ lục, Ghi chú 4). KTS 164.8
Gương mặt Môi-se tỏa sáng rực rỡ khi ông xuống núi. A-rôn cũng như mọi người “thấy sợ không dám đến gần”. Nhìn vẻ khiếp sợ của họ, ông đưa họ xem vật chứng hòa giải với Chúa. Họ không nghe được ông nói gì, ngoại trừ tình thương và sự thu hút, rồi cuối cùng cũng có một người dám tiếp cận ông. Kính sợ tới mức không dám mở miệng, ông lẳng lặng ra dấu chỉ vào mặt Môi-se rồi chỉ lên trời. Người lãnh đạo vĩ đại hiểu ra ý ông muốn nói gì. Nhận thức rõ tội lỗi của mình, họ không thể tin rằng ánh sáng thiên đàng còn tuôn đổ thêm niềm vui cho họ nếu họ vâng phục Chúa. KTS 165.1
Môi-se lấy một cái mạng che mặt lại, ông phải làm như vậy mỗi khi vào trại quân sau khi hầu chuyện với Chúa. KTS 165.2
Qua sự sáng láng này, Chúa dự tính khắc sâu vào lòng dân Y-sơ-ra-ên tính cách cao quý trong luật pháp Ngài và sự vinh hiển trong sứ điệp đã tiết lộ qua Đấng Christ. Trong lúc Môi-se còn ở trên đỉnh núi, Chúa bày tỏ cho ông thấy không chỉ qua hai bảng luật pháp mà còn qua kế hoạch cứu rỗi. Ông nhìn thấy tất cả mọi hạng người và mọi biểu tượng của dân Do Thái qua các thời đại đều chỉ về sự hy sinh của Đấng Christ. Ánh sáng thiên đàng tuôn ra từ Đồi Sọ, nhiều như từ sự vinh hiển của luật pháp Chúa, đó là nguyên nhân khiến cho khuôn mặt Môi-se rực sáng. KTS 165.3
Ánh sáng phản chiếu trên gương mặt và giọng nói Môi-se chứng tỏ sự gần gũi của chúng ta với Chúa, sự hiểu biết của chúng ta về các yêu cầu của Ngài cũng rõ ràng hơn, chúng ta càng hoàn toàn phù hợp với hình ảnh thiêng liêng. KTS 165.4
Người trung gian hòa giải của dân Y-sơ-ra-ên (Môi-se) đã lấy mạng che mặt ông lại, Đấng Christ cũng vậy, Đấng hòa giải thánh khiết, cũng phải che đậy thần lực của Ngài khỏi nhân loại khi Ngài giáng trần. Nếu như Ngài mặc lấy ánh sáng thiêng đàng thì nhân loại tội lỗi không thể chịu đựng nổi hào quang chói lòa khi Ngài hiện diện. Vì vậy, Ngài phải tự hạ mình xuống “mang lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi” (Rô-ma 8:3), để Ngài có thể tiếp cận dòng giống sa ngã rồi nâng đỡ chúng lên. KTS 165.5