Gia-cốp và Ê-sau tiêu biểu cho hai hạng người: Gia-cốp, là người công bình và Ê-sau, là kẻ gian ác. Sự sầu não của Gia-cốp khi nghe đồn Ê-sau dang đem bốn trăm quân đến đánh, tiêu biểu cho sự lo lắng của những người công bình khi có sắc lệnh ban ra để giết họ trước khi Chúa tái lâm. Trong khi bị những kẻ ác vây quanh, họ khiếp sợ và cũng như Gia-cốp, họ không nhìn thấy lối thoát. Vị thiên sứ hiện ra trước mặt Gia-cốp, người bèn nắm giữ lấy và vật lộn với thiên sứ suốt đêm. Những người công bình cũng vậy, trong lúc nguy hiểm và sợ hãi, họ cũng lấy lời cầu nguyện và vật lộn cùng Đức Chúa Trời như Gia-cốp đã vật lộn với thiên sứ. Trong cơn sầu não, Gia-cốp đã cầu nguyện suốt đêm để được giải cứu khỏi bàn tay của Ê-sau. Người công bình trong khi tâm trí lo sợ cũng ngày đêm cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời để được giải cứu khỏi bàn tay của những kẻ ác ở chung quanh. CC1 112.1
Gia-cốp thú nhận sự không xứng đáng của mình: “Tôi lấy làm hèn mọn không dáng chịu ân huệ và các điều thành thực mà Ngài đã làm cho các tôi tớ Ngài”. Người công bình trong lúc sầu não của mình sẽ cảm thấy sâu xa rằng mình không xứng dáng chi hết, sẽ rơi nhiều mắt dể nhận định diều đó. Họ cũng như là Gia-cốp, sẽ nài xin lời hứa mà Đức Chúa Trời dã hứa qua Đấng Christ cho những kẻ có tội vô vọng biết ăn năn và trông cậy. CC1 112.2
Trong cơn sầu não, Gia-cốp nắm chặt lấy thiên sứ, chẳng để cho di. Khi người nài xin với đầy nước mắt thì thiên sứ nhắc lại những lỗi lầm trước kia và tìm cách thoát khỏi Gia-cốp, để thử đức tin của người. Người công bình cũng vậy, trong ngày sầu khổ, họ cũng chịu thử thách để bày tỏ sức mạnh của đức tin, sự nhẫn nại và sự tin tưởng kiên định nơi quyền của Đức Chúa Trời để giải cứu mình. CC1 113.1
Gia-côp đã không bị từ bỏ. Người biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng thương xót và người nài xin sự thương xót của Ngài. Người nghĩ về sự đau buồn trong quá khứ, tỏ ý ăn năn về những lỗi lầm của mình, và nài xin được giải cứu khỏi bàn tay của Êsau. Như vậy sự nài nỉ người tiếp tục suốt đêm. Khi nghĩ đến các lỗi lầm khi trước, người gần như tuyệt vọng. Nhưng người biết người cần phải có sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời hoặc sẽ chết. Người nắm chặt lấy vị thiên sứ và tha thiết kêu gào cho đến khi đắc thắng. CC1 113.2
Người công bình cũng như vậy. Khi họ nghĩ lại những chuyện xảy ra trong quá khứ, hy vọng của họ hầu như bị chìm đắm. Nhưng khi nhận ra rằng đó là vấn đề sống còn, họ bèn tha thiết khẩn cầu Đức Chúa Trời, tỏ ra ăn năn một cách khiêm nhường những lỗi lầm xưa, và nhắc lại lời hứa của Ngài: “Chẳng gì bằng nhờ sức Ta, làm hòa với Ta, phải, hãy làm hòa với Ta”. Ê-sai 27:5. Ấy vậy, họ nài xin Đức Chúa Trời một cách tha thiết ngày đêm. Đức Chúa Trời sẽ không nghe lời cầu nguyện của Giacốp và tỏ lòng thương xót dể cứu mạng sống người, nếu người trước dó không ăn năn về việc chiếm đoạt ơn phước bằng sự lường gạt. CC1 113.3
Những người công bình, giống như Gia-cốp, sẽ bày tỏ đức tin kiên định và quyết tâm tha thiết mà sẽ không chấp nhận sự từ chối. Họ sẽ cảm nhận dược sự không xứng dáng của mình, nhưng sẽ không có tội lỗi nào che giấu mà chẳng xưng ra. Nếu trong khi bị tra tấn bởi sự sợ hãi và đau đớn, mà lại thấy những tội lỗi chưa ăn năn, chưa xưng ra, hiện ra trước mặt, cùng với cảm nhận sông động về tất cả những sự không ra chi của mình, thì họ sẽ bị tràn ngập. Sự thất vọng sẽ sẽ cắt đứt đức tin tha thiết của họ, và họ sẽ không thể tự tin để khẩn nài Đức Chúa Trời giải cứu mình, và những giây phút quí báu của họ sẽ được dùng để xưng ra các tội lỗi giấu kín và than khóc cho tình trạng tuyệt vọng của mình. CC1 114.1
Thời kì ân điển là khoản thời gian mà tất cả được ban cho để sửa soạn cho ngày của Đức Chúa Trời. Nếu ai thờ ơ trong sự chuẩn bị và không nghe theo những lời cảnh cáo trung tín, thì họ sẽ không có lý do gì dể biện minh. Sự vật lộn cách tha thiết và kiên trì của Gia-cốp với thiên sứ nên là một gương cho những Cơ Đốc nhân: Gia-cốp dã chiến thắng bởi vì người kiên quyết và bền gan. CC1 114.2
Tất cả những ai khao khát ơn phước của Đức Chúa Trời như Gia-cốp, và sẽ nắm chặt lấy những lời hứa, như người đã từng và nếu cũng tha thiết và bền gan như người, thì sẽ thành công như người đã thành công. Nhiều người xưng là tín đồ nhưng lại rất ít sử dụng đức tin chân thật và trọng lượng của lẽ thật cũng ở trên họ rất ít, bởi vì họ lười biếng trong những việc tâm linh. Họ không sẵn lòng để ráng sức, từ bỏ bản ngã, đau đớn trước mặt Đức Chúa Trời, cầu nguyện kiên trì và thành khẩn xin ơn phước, và do đó họ không có được nó. Đức tin mà sẽ sống qua được thời kì khó khăn phải được sử dụng hằng ngày bây giờ. Những ai giờ đây không thực hiện những nỗ lực mạnh mẽ để sử dụng đức tin bền chí, sẽ hoàn toàn không sẵn sàng để sử dụng đức tin mà sẽ giúp họ có thể đứng vững trong ngày khó khăn. CC1 115.1