Nếu A-rôn dũng cảm bênh vực lẽ phải thì ông có thể ngăn chặn sự phản loạn. Nếu ông kiên quyết gìn giữ lòng trung thành của ông với Chúa và nhắc nhở dân sự về giao ước nghiêm túc của họ với Ngài thì thảm họa đã dừng lại. Nhưng vì ông sẵn lòng hợp tác với họ khiến cho dân sự càng bạo gan đi đến chỗ phạm tội lỗi lớn hơn nhiều so với những gì họ từng nghĩ ra trước đó. KTS 161.2
A-rôn tự bào chữa bằng cách cố gắng đẩy dân sự phải có trách nhiệm với sự yếu đuối của ông đã phải đầu hàng đòi hỏi của họ; mặc dù vậy, họ cũng ngưỡng mộ tính hiền từ và kiên nhẫn của ông. Nhưng tinh thần chịu thua của A-rôn và mong muốn làm hài lòng dân sự đã khiến ông mờ mắt không nhận ra tội ác ông đang cho phép. Hàng ngàn người đã trả giá cho hành động của ông. Ngược hẳn với cách giải quyết của Môi-se. Trong khi trung thành với vai trò là thẩm phán của Chúa, Môi-se thể hiện rằng sự thịnh vượng của dân Y-sơ-ra-ên quý giá hơn sự giàu có, vinh danh hay cuộc sống của mình. KTS 161.3
Chúa muốn các tôi tớ Ngài chứng minh lòng trung thành bằng cách thẳng tay trừng phạt tội lỗi, tuy nhiên hành động đó có thể gây đau đớn. Những người được tôn vinh với bổn phận thiêng liêng thì không được tự tâng bốc hoặc né tránh các nhiệm vụ mình không thích, mà phải hoàn thành công việc Chúa bằng tấm lòng trung kiên không dời đổi. KTS 161.4
Nếu không nhanh chóng tiêu diệt thì cuộc nổi loạn mà A-rôn cho phép sẽ leo thang tới mức đồi bại rồi đẩy dân tộc đến chỗ hư vong. Đạo đức xấu xa cần phải dẹp bỏ bằng sự trừng phạt kinh hoàng. Môi-se gọi dân chúng lại, nói: “Ai thuộc về Đức Giê-hô-va, hãy đến với ta!”. Ai không tham gia vào cuộc phản loạn sẽ đứng bên phải; ai cảm thấy tội lỗi và ăn năn hối cải thì đứng bên trái. Người ta thấy chi phái Lê-vi đã không dự phần vào chuyện thờ lạy thần tượng. Nhiều người ở các chi phái khác lúc bấy giờ cũng bày tỏ sự hối hận. Nhưng đại đa số đứng đối diện ông, hầu hết là “đám dân ô hợp’, vẫn giữ tinh thần chống đối. Nhân danh “Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên”, lúc ấy Môi-se ra lệnh cho tất cả những người giữ mình trong sạch khỏi thần tượng hãy lấy gươm giết chết hết những kẻ khăng khăng nổi loạn. “Trong ngày đó có khoảng ba nghìn người trong dân chúng bị giết”. Mấy đầu mối phản loạn đã bị cắt đứt, nhưng tất cả những ai năn năn đều được tha. KTS 161.5
Ai cũng phải cẩn thận trong việc xét đoán hay kết tội người khác, nhưng khi Chúa ra lệnh cho họ thi hành án phạt trên những kẻ sai trái nghĩa là Ngài muốn họ phải vâng lời. Những người thực hiện hành động đau đớn này theo đó cũng chứng minh họ ghê tởm cuộc phiến loạn và sùng bái thần tượng. Chúa đề cao lòng trung thành của họ qua việc ban tặng cho chi phái Lê-vi danh dự đặc biệt. KTS 162.1
Phải mang luật pháp đến những kẻ phản bội nhằm duy trì sự cai trị thiêng liêng. Tuy nhiên, lòng nhân từ của Chúa vẫn bày tỏ ở đây: Ngài ban quyền tự do lựa chọn và cơ hội ăn năn cho tất cả mọi người. Chỉ riêng mấy kẻ cầm đầu mới bị chấm dứt. KTS 162.2