Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
Ngày hy Vọng - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Luập Pháp Của Sự Tự Do

    Nhiểu giáo sƯ tôn giáo khẳng định rằng Đấng Christ, bởi sự chết của Ngài, đã bỏ luật pháp. Vài người cho rằng đó là cái ách đau khổ, và trong sự tương phản với “nô lệ” của luật pháp họ trình bày “sự tự do” để được vui hưởng trong phúc âm.NhV 83.2

    Nhưng những tiên tri và các môn đổ đã không làm như thế đối với luật pháp thánh của Đức Chúa Trời. Đa-vít đã nói: “Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, vì đã tìm kiếm các giểng mối Chúa”. Thi-thiên 119:45. Sứ đổ Gia-cơ nói đến Luật pháp Mười Điểu Răn như là “luật pháp vể sự tự do”. Gia- cơ 1:25. Tác giả Khải-huyến tuyên bố đó là ơn phước những người làm theo các mạng lệnh được truyền bảo, “Phước thay cho những kẻ giặt áo mình đặng có phép đến nơi cây sự sống và bởi các cửa mà vào trong thành”. Khải-huyển 22:14.NhV 83.3

    Nếu luật pháp có thể thay đổi hoặc dẹp sang một bên, Đấng Christ đã không cần phải chết để cứu con người khỏi hình phạt của tội lỗi. Con của Đức Chúa Trời đến để “làm cho luật pháp cả sáng và tôn trọng”. Ê-sai 42:21. Ngài phán: “Các ngươi đừng tưởng Ta đến đặng phá luật pháp”; “đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp củng không qua đi”. Nói về Ngài, Chúa đã phán: “Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi”. Ma-thi-ơ 5:17, 18; Thi-thiên 40:8.NhV 84.1

    Luật pháp của Đức Chúa Trời là bất di bất dịch, là sự khải thị bản tánh của Tác Giả Kinh Thánh. Đức Chúa Trời là tình yêu thương, và luật pháp Ngài cũng là yêu thương. “Yêu thương là sự làm trọn luật pháp”. Trong Thi-thiên đã viết: “Luật pháp Chúa là chân thật”; “Hết thảy điểu răn Chúa là công bình”. Phao-lô tuyên bổ: “Ấy vậy, luật pháp là thánh, điểu răn cũng là thánh, công bình và tốt lành”. Rô-ma 13:10; Thi-thiên 119:142, 172; Rô-ma 7:12. Một luật pháp như vậy phải bển vững như chính Tác Giả của nó.NhV 84.2

    Cồng việc của sự biến cải và thánh hóa là hòa giải giữa con người và Đức Chúa Trời, bằng cách đem họ vào sự nhất quán với nguyên tắc của luật pháp Ngài. Trong buổi sáng thế, con người hoàn toàn hòa hợp với luật pháp Đức Chúa Trời. Nhưng tội lỗi đã làm cho con người xa cách Đấng Tạo Hóa của mình. Lòng con người tranh chiến cùng luật pháp Đức Chúa Trời. “Vì sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời, bởi nó không phục dưới luật pháp Đức Chúa Trời, lại cũng không thể phục được”. Rô-ma 8:7. Nhưng “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi ban Con một của Ngài” nhờ đó con người có thể hòa giải với Đức Chúa Trời, phục hổi để hòa hợp với Đấng Tạo Hóa. Sự thay đổi này là sự tái sanh, không có điều này “con người không thể thấy được nước Đức Chúa Trời”. Giăng 3:16, 3.NhV 85.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents