Chương này dựa theo sách Xuất Ê-díp-tô Ký 32 — 34.
Thời gian Môi-se đi vắng ở trên núi chính là lúc dân Y-sơ-ra-ên chờ đợi rồi nghi ngờ. Dân sự nóng lòng chờ ông trở về. Hồi còn sống ở Ai Cập, họ đã bắt đầu quen thuộc với các vật hữu hình đại diện cho thần linh, bởi vậy họ thấy thật khó lòng tin cậy vào một đấng vô hình. Họ đã cậy nhờ vào Môi-se để duy trì đức tin của mình, nhưng hiện giờ ông đang không ở bên cạnh họ. Hết tuần này đến tuần khác, ông vẫn bặt vô âm tín. Dường như nhiều người trong trại nghĩ rằng nhà lãnh đạo của họ đã bỏ họ lại trong hoang mạc hoặc ông đã bị lửa thiêng thiêu rụi. KTS 158.1
Trong suốt thời gian chờ đợi này là lúc để suy ngẫm về luật pháp Chúa, là điều mà họ đã nghe và sửa soạn tấm lòng để nhận được những sự khải thị sâu xa hơn mà Ngài có thể làm cho họ. Giá như họ lo tìm kiếm một sự hiểu biết rõ ràng hơn về các đòi hỏi của Chúa và hạ mình trước mặt Ngài, thì họ sẽ được bảo vệ khỏi cám dỗ. Nhưng họ nhanh chóng trở nên bất cẩn, lơ đễnh, vô kỷ luật, đặc biệt là “đám đông ô hợp”. Họ thiếu kiên nhẫn trên con đường đến vùng đất đượm sữa và mật. Vùng đất đó đã hứa ban cho họ chỉ với một điều kiện là vâng lời, nhưng họ đã quên mất. Một số người đề nghị quay trở lại Ai Cập, số khác thì chọn hoặc là hướng đến Ca-na-an hoặc quay lại Ai Cập, nhưng đa số quyết định không chờ đợi Môi-se nữa. KTS 158.2
“Đám dân ô hợp” là những kẻ đầu tiên tự cho phép mình phàn nàn và mất kiên nhẫn, họ là những kẻ cầm đầu bội giáo. Trong số các vật mà dân Ai Cập tôn sùng như biểu tượng của các tượng thần là con bò và con bê. Khi những kẻ có thói quen thờ thần tượng ở Ai Cập ra lời đề nghị, lúc bấy giờ họ chọn làm con bê để tôn sùng. Dân sự muốn có một vài hình ảnh gì đó đại diện cho Chúa và dẫn đầu họ ở địa vị của Môi-se. Các phép lạ phi thường ở Ai cập và Biển Đỏ đã dự tính thiết lập lòng tin cho họ vào sự vô hình từ Đấng Giúp đỡ toàn năng của dân Y-sơ-ra-ên. Chấp nhận lòng khao khát của dân sự muốn có vài thứ biểu hiện hữu hình về sự hiện diện của Ngài, Chúa ban cho trụ mây và trụ lửa, cùng với sự bày tỏ vinh quang Ngài trên núi Si-nai. Nhưng thậm chí khi đám mây Đại diện vẫn còn ở ngay trước mắt họ, lòng họ vẫn quay về thần tượng Ai Cập. KTS 158.3
Khi Môi-se vắng mặt, các lãnh đạo được đề cử đến gặp A-rôn, cả đám đông tụ tập xung quanh lều của ông. Họ nói trụ mây bây giờ đã ngự vĩnh viễn trên núi, nó không dẫn đường họ đi nữa. Họ cần phải có một hình tượng thay thế. Theo vài lời đề nghị, nếu họ khiêng tượng này như vị thần đi trước họ thì họ sẽ tìm thấy ân huệ của người Ai Cập. (Xem Phụ lục, Ghi chú 3). KTS 158.4