A-rôn yếu đuối phản ứng với dân sự, nhưng tính thiếu quyết đoán và cách ứng phó hèn nhát của ông vào thời điểm khủng hoảng chỉ khiến họ dứt khoát hơn. Dường như sự mù quáng và điên cuồng vô lý đã ám ảnh đám đông. Một số người vẫn giữ lòng thành theo giao ước của họ với Chúa, nhưng hầu hết đều hùa nhau bỏ đạo. Một số người can đảm lên án đề xuất tạo thần tượng đã bị đánh đến chết. KTS 159.1
A-rôn lo sợ cho tính mạng của mình nên thay vì đứng ở địa vị cao thượng để tôn vinh Chúa, ông lại buông mình làm theo đòi hỏi của đám đông. Họ sẵn sàng đưa ông toàn bộ nữ trang của họ để ông đúc thành tượng một bò con mô phỏng theo những vị thần của Ai Cập. KTS 159.2
Dân chúng nói: “Hỡi Y-sơ-ra-ên! Đây là thần của ngươi, thần đã đem ngươi ra khỏi đất Ai Cập!”. Không cần sử dụng nguyên lý đạo đức nào, A-rôn cho phép dâng sự sỉ nhục này lên Giê-hô-va, hành động này thực sự còn nặng nề hơn. Thấy đoàn dân vui vẻ với tượng bê vàng, ông lập một bàn thờ đặt trước nó rồi tuyên bố rằng: “Ngày mai sẽ là ngày lễ cho Đức Giê-hô-va!. Sáng hôm sau dân chúng thức dậy sớm, dâng các tế lễ thiêu và tế lễ bình an. Họ ngồi xuống ăn uống, rồi đứng dậy đùa bỡn”. Họ ném bản thân vào thói thèm ăn và chè chén tội lỗi. KTS 159.3
Tôn giáo nào cho phép con người dâng mình vào sự ích kỷ hoặc lạc thú là đang làm vừa lòng những đám đông hiện nay giống như dân Y-sơ-ra-ên xưa đã từng phạm. Trong hội thánh vẫn tồn tại những ý chí yếu đuối kiểu A-rôn, đó là những người chịu thua khát khao của người không cải đạo, từ đó xúi giục họ phạm tội. KTS 159.4