Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
TÌNH YÊU TRONG LỬA - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Sự im lặng tuyệt đối của Tân Ước

    Những tín đồ Tin Lành thừa nhận rằng: “Tân Ước im lặng tuyệt đối trước bất kỳ điều gì liên quan đến điều răn về ngày Sa-bát (ở đây đề cập đến ngày Chủ nhật, ngày đầu tiên của tuần lễ) hay các quy định rõ ràng để gìn giữ nó”. (George Elliott, The Abiding Sabbath, page 184 )TTL 197.1

    “Cho đến khi Chúa chết, vẫn không có bất cứ thay đổi nào về ngày” và “cũng không có bất cứ chuyện gì khẳng định rằng các sứ đồ đã cho phép bỏ ngày Sa-bát thứ Bảy để đổi qua giữ ngày thứ Nhất của tuần lễ”. (A.E. Waffle, The Lord’s Day, pages 186-188 )TTL 197.2

    Tín đồ Công Giáo La Mã công nhận giáo hội của họ đã thay đổi ngày Sa-bát và tuyên bố rằng các tín đồ Tin Lành nên thừa nhận quyền thế của họ qua việc giữ ngày Chủ nhật. Họ quả quyết: “Trong luật pháp Cựu Ước, thứ Bảy là ngày biệt riêng ra thánh, nhưng Giáo hội được Đức Chúa Giê-su dạy dỗ và Đức Thánh Linh hướng dẫn đã thay thế ngày Chủ nhật cho ngày thứ Bảy; từ đó, chúng tôi biệt riêng ngày thứ Nhất ra thánh, không phải thứ Bảy nữa. Vậy bây giờ, Chủ nhật có nghĩa là ngày của Chúa”. (Catholic Catechism of Christian Religion)TTL 197.3

    Chứng tỏ quyền thế của Giáo hội La Mã, các tác giả Công Giáo trích dẫn rằng: “thực sự hành động đổi ngày Sa-bát sang ngày Chủ Nhật mà các tín đồ Tin Lành thừa nhận;... bởi vì qua việc giữ ngày Chủ Nhật, họ thừa nhận Giáo hội có quyền đặt ra các ngày hội và bắt phải tuân theo, ai bỏ qua là phạm tội”. (Henry Tuberville, An Abridgement of the Christian Doctrine, page 58)TTL 197.4

    Vậy cái gì đã thay đổi ngày Sa-bát, chẳng phải là dấu hiệu hoặc danh tiếng của quyền thế Giáo hội La Mã — “dấu con thú” sao?TTL 197.5

    Giáo hội La Mã không có quyền đòi hỏi uy quyền tối cao. Nhưng vì cả thế giới và các hội thánh Cải Chánh chấp nhận ngày sa-bát mà họ đặt ra, rồi từ bỏ ngày Sa-bát của Kinh Thánh, là gần như đã thừa nhận đòi hỏi của họ. Làm như vậy là họ coi thường nguyên tắc mà họ ly khai khỏi La Mã — rằng “Kinh Thánh và chỉ có Kinh Thánh mới là niềm tin của Tin Lành”. Đến khi nào phong trào ép buộc giữ ngày Chủ Nhật lan rộng, nó sẽ dần dần đem cả thế giới Tin Lành quy phục dưới nguyên tắc chỉ đạo của La Mã.TTL 197.6

    Người phát ngôn của La Mã tuyên bố rằng “việc giáo hội Tin Lành giữ ngày Chủ Nhật là một cách bày tỏ lòng tôn kính của họ đối với uy quyền của Giáo hội Công Giáo, thay vì dành cho họ”. (Mongsignor Segur, Plain Talk About the Protestantism of Today, page 213 ). Nếu một giáo hội nào sử dụng quyền lực thế gian để ép buộc trách nhiệm niềm tin, thì đó sẽ tạc tượng con thú; vì vậy, hành động bắt buộc giữ ngày Chủ Nhật xảy ra ở Hiệp Chủng quốc là ép buộc thờ lạy con thú cùng tượng nó.TTL 197.7

    Các thế hệ tín đồ trong quá khứ giữ ngày Chủ Nhật vì họ nghĩ rằng họ đang giữ ngày Sa-bát của Kinh Thánh. Ngày nay, sự thật là trong tất cả các giáo hội, nơi nào cũng có những tín đồ thật lòng tin rằng Đức Chúa Trời đã thiết lập ngày Chủ Nhật làm ngày thờ phượng. Đức Chúa Trời vẫn chấp nhận tính thật thà và liêm chính của họ. Nhưng nếu việc giữ ngày Chủ Nhật bị ban hành thành luật và cả thế giới biết về ngày Sa-bát thật, thì người nào vi phạm điều răn của Đức Chúa Trời để tuân theo sự chỉ đạo của La Mã nghĩa là họ tôn kính quyền thế giáo hoàng hơn Đức Chúa Trời. Những người đó đang bày tỏ lòng kính trọng đối với La Mã. Họ đang thờ lạy con thú cùng tượng nó. Làm như vậy là người ta chấp nhận dấu ấn trung thành với La Mã — “dấu con thú”. Tới khi vấn đề này được trình bày rõ ràng với mọi người, họ phải lựa chọn giữa vâng phục luật pháp Đức Chúa Trời hay luật lệ của loài người, nếu ai tiếp tục vi phạm luật pháp Đức Chúa Trời sẽ bị lãnh “dấu con thú”.TTL 197.8

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents