Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 3: SỰ ĂN NĂN

    LÀM thế nào một người có thể được xưng là công-bình trước mặt Đức Chúa Trời? Làm sao một tội-nhân được kể là trong-sạch? Chúng ta chỉ có thể hòa-hợp với Đức Chúa Trời, với sự thánh-khiết qua Đấng Christ. Nhưng phải đến cùng Cứu-Chúa bằng cách nào? Ngày nay có biết bao người khi nhận thấy mình phạm tội, nêu lên câu hỏi cũng như đoàn dân đông trong ngày lễ ngũ- tuần. Họ kêu vang: “Chúng tôi phải làm chi?” Tiếng trả lời đầu-tiên của Phao — lô là: “Hãy ăn-năn!” Công — vụ các Sứ-đồ 2:37, 38. Vào dịp khác, cách đó ít lâu, sứ-đồ phán dạy: “Hãy ăn-năn và trở lại, đặng cho tội-lỗi mình được xóa đi.” Công-vụ 3:19. Sự ăn-năn gồm có buồn-rầu về tội-lỗi đã phạm và chừa-bỏ tội ấy đi. Chúng ta không thể nào từ-bỏ tội-lỗi nếu không nhận thấy tánh-cách tội-lỗi của nó; và nếu không chừa bỏ tội-lỗi ra khỏi lòng chúng ta thì cuộc đời ta chưa có sự cải-thiện thực sự.CDG 37.1

    Có biết bao người không hiểu bản-chất thật của sự ăn-năn. Hàng muôn vạn người hối-tiếc vì họ đã phạm-tội và sẵn-sàng cải-cách đôi chút thái- độ bề ngoài vì họ ngại cái quả-báo khốc-hại của tội-Iỗi mình. Nhưng đó không phái là ăn-năn theo như Kinh — Thánh dạy. Họ kêu than vì sự thống- khổ mình phải chịu chớ không phải vì tội-lỗi. Đó là sự đau-đớn của Ê-sau khi thấy mình mất quyền trưởng-nam vĩnh-viễn; là mối kinh-hoàng của Ba- la-am khi thấy thiên-sứ với gươm trần đứng chận đường mình nên nhận tội- lỗi để cứu lấy mạng sống mình chớ không hề có sự ăn-năn thuần-túy, không hoán — cải mục-đích mình, cũng không ghê — tởm điều ác. Sau khi phản-bội Chúa mình, Giu-đa ích- ca-ri-ôt thưa rằng: “Tôi đã phạm-tội, vì nộp huyết vô-tội”. Ma-thi-ơ 27:4. Lời thú-tội ấy phát — xuất từ một tâm-hồn tội-lỗi của Giu-đa, bởi linh-cảm một sự hình-phạt kinh-khiếp và chờ-đợi một cuộc phán-xét đầy hãi-hùng. Nhìn thấy cái quả-báo dành sẵn cho mình, Giu-đa vô cùng khiếp-đảm nhưng không có cái buồn-rầu đau-đớn sâu tận đáy lòng vì mình đã phản-bộỉ Con vô-tội của Đức Chúa Trời và đã từ chối Đấng Thánh của Y -sơ-ra-ên. Pha-ra-ôn xưa kia, khi chịu hình-phạt của Đức Chúa Trời, đã nhìn-nhận tội mình để khỏi bị hình- phạt lâu hơn, nhưng khi tai-họa vừa dứt, vua liền lại thách-thức Đức Chúa Trời. Những người nầy kêu than vì hậu quả của tội-lỗi chớ không phải than-khóc vì tội-lỗi.CDG 38.1

    Nhưng khi lòng người chịu ảnh-hưởng của Đức Thánh-Linh thì lương-tâm họ bừng tỉnh, họ sẽ nhận thấy phần nào sự sâu-nhiệm và thánh- khiết của luật-pháp Đức Chúa Trời, sẽ nhìn thấy nền-móng, tiêu-chuẩn của quyền thống-trị của Ngài trên trời và cả dưới đất nữa. Sự sáng “khi đến thế-gian soi sáng mọi người” Giăng 1:9, đã chiếu sáng tận nơi kín-đáo nhứt của tâm-hồn, họ cảm thấy được sự công-bình của Đức Giê-hô-va, rất kinh-khiếp vì sợ tội-lỗi dơ-dáy của mình sẽ lộ ra trước mặt Đấng dò-xét lòng người. Họ thấy được tình yêu của Đức Chúa Trời, sự đẹp-đẽ và thánh-khiết, nỗi vui-mừng của sự tinh-sạch, họ bèn ước-ao sẽ được sạch tội-lỗỉ để được phục-hồi về một mối của thiên-đàng.CDG 39.1

    Bài cầu nguyện của vua Đa-vít sau khi phạm tội tiêu-biểu cho bản-chất của người hối lỗi. Sự ăn-năn của vua là sự ăn-năn tận đáy lòng. Vua không tìm cách bào-chữa tội-lỗi, cũng không cố ý trốn-tránh sự hình-phạt đang đe-dọa mình trong bài cầu-nguyện của vua. Đa-vít thấy sự vi-phạm mình quá lớn, linh hồn mình quá nhơ-nhuốc, nên vô cùng kinh-tởm tội-lỗi. Vua cầu-nguyện không phải chỉ để được tha tội mà thôi, lại cầu cho được tấm lòng trong-sạch. Vua khao-khát được hưởng niềm vui thánh-khiết, được phục-hồi trong sự hòa-hiệp và thông-công với Đức Chúa Trời. Vua đã cởi trút nỗi lòng mình rằng:CDG 39.2

    “Phước thay cho người nào được tha sự vi-phạm mình,
    Được khỏa-lấp tội-lỗi mình!
    Phước thay cho người nào Đức Giê- hô-va
    không kể gian-ác cho,
    Và trong lòng không có sự giả-dối!” Thi-thiên 32:1, 2.
    CDG 40.1

    Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy thương- xót con tùy lòng nhơn-từ của Chúa,
    Xin hãy xóa sự vi-phạm con theo sự từ-bi rất lớn của Chúa.
    Vì con nhận-biết các sự vi-phạm con,
    Tội-lỗi con hằng ở trước mặt con ...
    Xin hãy lấy chùm kinh-giới tẩy sạch tội-lỗi con,
    thì con sẽ được tinh-sạch;
    Cầu Chúa hãy rửa con, thì con sẽ trắng hơn tuyết ...
    Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng
    trong con một lòng trong-sạch,
    Và làm cho mới lại trong con một thần linh ngay-thẳng.
    Xin chớ từ bỏ con khỏi trước mặt Chúa,
    Cũng đừng cất khỏi tôi Thánh-Linh Chúa,
    Xin hãy ban lại cho con sự vui-vẻ về sự cứu-rỗi của Chúa,
    Dùng thần-linh sẵn lòng mà nâng-đỡ con ...
    Hỡi Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời về sự cứu-rỗi con,
    Xin giải con khỏi tội làm đổ huyết,
    Thì lưỡi con sẽ hát ngợi-khen sự công, bình của Chúa.” Thi-thiên 51:1-14.
    CDG 40.2

    Một sự ăn-năn như thế vượt quá sở-năng của con người, và chỉ có thể nhận được do Đấng Christ — Đấng đã thăng-thiên — ban cho con người mà thôi.CDG 41.1

    Chính đây là điểm mà nhiều người đã hiểu sai, và vì đó họ không nhận được sự cứu-trợ mà Đấng Christ hằng mong-muốn ban cho họ. Họ nghĩ rằng họ không thể nào đến gần Đấng Christ nếu không ăn-năn trước, mà sự ăn-năn ấy dọn đường cho sự tha tội. Đành rằng sự ăn-năn phải đi trước sự tha tội, vì chỉ có tấm lòng đau thương tan-nát mới cảm thấy cần Đấng Cứu-Thế, nhưng tội-nhân có cần chờ đợi mình ăn-năn trước đã, rồi mới đến cùng Đức Chúa Jêsus chăng? Sự ăn- năn phải chăng là một chướng-ngại-vật ngăn-cản giữa tội-nhân và Cứu-Chúa?CDG 41.2

    Kinh-Thánh không hề dạy rằng tội-nhân phải ăn-năn trước khi tiếp-nhận lời thỉnh-mời của Đấng Christ: “Hỡi những kẻ mệt-mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các con được yên-nghỉ”. Ma-thi-ơ 11:28. Chính cái đức-độ phát- xuất từ Đấng Christ hướng-dẫn con người đến sự ăn-năn thật. Sứ-đồ Phi-e-rơ giải-tỏ vấn-đề nầy trong lời chứng của ông với dân Y-sơ-ra-ên như vầy: “Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, là Vua và Cứu-Chúaỹ để ban lòng ăn-năn và sự tha tội cho dân Y-sơ-ra ên”. Công-vụ 5:31. Nếu không có thần-linh của Đức Chúa Trời thức-tỉnh lương-tâm, chúng ta không thể nào ăn-năn được, cũng như không có Đấng Christ thì chúng ta không thể được tha tội vậy,CDG 42.1

    Đấng Christ là nguồn-gốc của mọi xung-lực chân-chánh. Ngài là Đấng duy nhứt có thể gieo vào lòng người sự thù ghét tội-lỗi. Mọi khao khát để đạt chân-lý và thánh-sạch, mọi sự nhận xét về tình- trạng tội-lỗi chúng ta đều là bằng-chứng chỉ rằng Thánh — Linh Ngài đang hành — động trong lòng chúng ta.CDG 42.2

    Đức Chúa Jêsus đã phán: “Khi Ta được treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta”. Giăng 12:32. Tội-nhân phải nhìn thấy Đấng Christ tức Đâng Cứu-Thế chịu chết để chuộc tội- lỗi cho thế-gian, và khi chúng ta nhìn xem Chiên- Con của Đức Chúa Trời bị treo trên cây thập-tự, bấy giờ sự huyền-bí về chương-trình cứu-rỗi bắt đầu lóe sáng trong tâm-trí chúng ta và sự trọn-lành của Đức Chúa Trời dẫn chúng ta đến sự ăn-năn. , Đức Chúa Jêsus đã bày-tỏ tình yêu không thể am- tường nổi khi Ngài chết thay cho tội-nhân; và khi tội-nhân nhìn thấy tình yêu này, lòng họ mềm dịu lại, một ấn-tượng tốt-đẹp ghi sâu vào tâm-trí họ làm cho họ phải ăn-năn lỗi-lầm mình.CDG 43.1

    Đành rằng đôi khi con người cảm thấy hổ-thẹn về đường lối tội-lỗi mình và chừa-bỏ mọi tập-quán xấu trước khi cảm thấy mình bị thu-hút đến cùng Đấng Christ, nhưng mỗi khi vì thành-thật khao- khát để làm lành mà họ cố-gắng cải cách thì điều đó chính bởi quyền-lực của Đấng Christ thúc-đẩy họ. Có một ảnh-hưởng mà họ hoàn-toàn không hay biết đang hành-động trên tâm-hồn họ, làm cho lương-tâm họ bừng tỉnh và cuộc đời được cải-quá. Khi Đấng Christ hướng cặp mắt họ đến thập-tự- giá Ngài để nhìn xem Đấng vì tội-lỗi họ mà bị đâm, thì điều-răn của Đức Chúa Trời trở về cùng lương- tâm họ. Bấy giờ sẽ nhìn thấy cuộc đời gian-ác mình và tội-lỗi đã ăn sâu trong lòng, họ mới bắt đầu có một khái-niệm về sự công-bình của Đấng Christ, nên than rằng: “Tội-lỗi là cái gì mà nó lại đòi-hỏi một sự hy-sinh dường ấy để cứu-chuộc tội-nhân? Có phải nó đòi-hỏi tình yêu, sự thống-khổ và sĩ- nhục dường ấy để chúng ta khỏi chết và được sự sống đời đời chăng?”CDG 43.2

    Tội-nhân có thể chống-trả lòng bác — ái nầy, có thể từ-chối để khỏi bị lôi-kéo đến cùng Đấng Christ, nhưng nếu không chống — trả, người sẽ được kéo đến nơi Ngài ngay. Chính sự hiểu-biết về chương-trình cứu-rỗi sẽ đưa người đến chân thập — tự, khiến người ăn — năn tội — lỗi mà chính tội-lỗi ấy đã gây nên sự thống-khổ cho Con yêu- dấu của Đức Chúa Trời.CDG 44.1

    Chính Đấng đang hành-động trên thiên-nhiên đang nhủ vào lòng người, tạo cho họ một sự khao- khát không bày-tỏ được về điều mà họ không có. Mọi vật trong thế-gian không thể làm mãn-nguyện họ được. Đức Thánh-Linh khẩn-cầu họ đi tìm thứ duy-nhứt có thể ban cho họ sự bình-an và yên- nghỉ tức là ân-điển của Đấng Christ, là niềm vui của sự thánh-khiết. Đấng Cứu-Thế luôn luôn cố- gắng hướng tâm-trí con người ra khỏi dục-vọng của tội-lỗi, qua những ảnh-hưởng hữu-hình hoặc vô-hình, và đưa họ đến những ân-phước bất-tận mà họ có thể chiếm-hữu được nếu ở trong Ngài. Có một sứ-điệp thiên-thượng gởi cho mọi tâm-hồn khao-khát đang tìm uống cách vô-ích nơi hồ chứa nước hư nát của thế-gian rằng: “Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không “. Khải-huyền 22:17.CDG 44.2

    Nếu bạn là người thật lòng thiết-tha sự-vật tốt đẹp hơn thế-gian, hãy nhận biết tiếng của Đức Chúa Trời đang phán cho lòng bạn. Hãy cầu xin Ngài ban cho sự ăn-năn, khấn Ngài bày-tỏ Đấng Christ cho bạn trong tình bác ái bao-la cùng sự thánh-khiết của Ngài. Những nguyên tắc của Iuật-pháp Đức Chúa Trời—yêu Chúa và yêu nhân- loại — đã thể-hiện trọn-vẹn trong đời sống của Đấng Cứu-Thế. Lòng từ-bi và vị-tha là nguồn sống của tâm-hồn Ngài. Chính lúc chúng ta ngắm xem Ngài, lúc sự sáng từ Cứu-Chúa chan-hòa trên chúng ta là lúc chúng ta nhìn thấy mọi tộỉ-lỗi xấu- xa của lòng mình.CDG 45.1

    Chúng ta có thể tự tán-tỉnh mình như Ni-cô- đem xưa kia, rằng đời sống của chúng ta là đúng đắn, đạo-đức của chúng ta rất hợp-thức, và nghĩ rằng mình không cần hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời như những tội-nhân tầm-thường khác. Nhưng khi nào hào-quang của Đấng Christ chiếu sáng vào tâm-hồn, chúng ta sẽ thấy mình ô-uế đến chừng nào, sẽ nhận-thức cái động-1ực tư-kỷ, sự thù-nghịch, chống-đối lại Đức Chúa Trời đã làm hoen-ố mọi hành-động của đời ta. Bấy giờ chúng ta sẽ nhận biết sự công-bình của chúng ta chẳng qua như một miếng giẽ rách dơ-dáy mà chỉ có huyết của Đấng Christ mới rửa sạch mọi bẩn-nhơ của tội-lỗi và đổi mới lòng ta theo hình-ảnh Ngài.CDG 45.2

    Một luồng hào-quang từ Đức Chúa Trời, một tia sáng trong-sạch của Đấng Christ soi thấu tâm- hồn, làm mọi vết nhơ lộ rõ cách đau-đớn và phô trần mọi kém-khuyết, mọi sự xấu-xa của tính-nết con người. Nó bộc-lộ mọi cuồng-vọng trần-tục, sự bất-trung của lòng người, cái khả-ố của đôi môi. Mọi hành-động bất-chính của tội-nhân, mọi sự vi- phạm Iuật-pháp Đức Chúa Trời đều được phô-bày ra trước mặt họ, và tâm-thần họ sẽ bị buồn-rầu, khổ-sở vì sự dò-xét của Đức Thánh-Linh. Họ tự kinh-tờm lấy mình khi nhìn thấy sự trong-sạch, không tì-vết của bản-tánh Đấng Christ.CDG 46.1

    Khi tiên-tri Đa-ni-ên nhìn thấy sự vinh-hiển bao quanh vị thiên-sứ được phái xuống cho ông, ông rất đỗi thẹn-thuồng vì cảm thấy sự yếu-đuối và bất-toàn của mình. Tiên-tri diễn-tả cái ảnh- hưởng của khung-cảnh diệu-kỳ ấy bằng những lời lẽ nầy: “Thấy sự hiện-thấy lớn đó thì chẳng còn sức nữa. Mặt tôi biến-sắc cho đến tái đi, và tôi không còn sức nữa.” Đa-ni-ên 10:8. Một linh-hồn cảm-xúc như thế sẽ chán-ghét tội-lỗi, ê-chề lòng vị-kỹ, và sẽ tìm-kiếm sự trong-sạch trong tâm-hồn qua sự công-bình của Đấng Christ, vì sự trong- sạch trong tâm-hồn hòa-hợp với luật-pháp Đức Chúa Trời và bản-tánh Đấng Christ.CDG 46.2

    Sứ-đồ Phao-Iô nói: “Về sự công-bình của luật- pháp” như chỉ quan-tâm đến hành-động bên ngoài thôi—thì ông “không chỗ trách được.” Phi-líp 3:6. Nhưng khi phân-biệt tánh-cách thiêng-liêng của luật-pháp, thì ông tự thấy mình là một tội-nhân. Nếu xét-đoán theo văn-tự của luật-pháp như con người đem ứng-dụng cho đời sống bên ngoài của họ, thì Phao-lô thật vô-tộỉ. Nhưng sau khi nhìn sâu vào những giềng-mối thánh, ông thấy như Chúa thấy ông, nên ông khiêm-nhường cúi đầu xưng tội mình ra: “Ngày xưa tôi không có luật-pháp mà tôi sống, nhưng khi điều-răn đến, thì tội-lỗi lại sống, còn tôi thì chết.” Rô-ma 7:9. Khỉ Phao-lô nhìn thấy bản-chất thiêng-liêng của luật-pháp thì tội-lỗỉ hiện ra với mọi nét ghê-tởm của nó và lòng tự- hào của ông cũng tan-biến đi. Đức Chúa Trời không kể mọi tội-lỗi đều đồng độ với nhau đâu ; nhưng Ngài cũng nhận-định tội-lỗi với mức-độ trầm-trọng khác nhau cũng như con người thường thẩm-định. Nhưng dưới tầm mắt của- con người thì tội nhỏ nầy, hành-động lầm-lạc kia, có thể như không có gì đáng kể, mà trước mặt Đức Chúa Trời không có tội nào là nhỏ-nhen cả. Sự phán-đoán của con người là thiên-tư, là bất- toàn, nhưng Chúa thẩm-định mọi sự đúng với thực trạng của nó. Kẻ say rượu bị khinh-rẻ và được người ta bảo rằng tội của người đã làm cho người bị loại khỏi thiên-đàng; trong khi đó người ta lại bỏ qua mọi kiêu-căng, ích-kỷ và tham-Iam. Nhưng mọi việc ấy đều là tội-lỗi mà Đức Chúa Trời gớm- ghiết vô cùng, vì thảy đều trái hẳn với lòng thiện của bản tánh Ngài, vì tình yêu vị-tha là không-khí của vũ-trụ không phạm tội. Kẻ bị sa-lạc vào những tội trọng có thể cảm thấy xấu-hổ, khốn-khổ và cần ân-điển của Đấng Christ; nhưng lòng kiêu-ngạo không cảm thấy những nhu-cầu ấy, và đóng kín cửa lòng mình lại chống với Đấng Christ cùng nguồn phước bất-tận mà Ngài ban cho họ.CDG 47.1

    Người thâu thuế khốn-khổ đã cầu-nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời, xin thương-xót lấy con, vì con là kẻ có tội.” Lu-ca 18:13. Tự xem mình như kẻ đại gian-ác và những người khác cũng không coi mình ra gì; nhưng người ta tự cảm thấy cái nhu-cầu của riêng mình, với gánh nặng của tội-lỗi và nhục-nhã, người đến cùng Đức Chúa Trời để cầu — xin sự thương-xót của Ngài. Cửa lòng người đã mở toang để Thánh-Linh Đức Chúa Trời làm phép mầu giải-thoát người khỏi quyền-lực của tội-lỗi. Trái lại, lời cầu-nguyện của người Pha-ri-si khiêu-căng, tự cho rằng mình công-bình, đã đóng kín cửa lòng lại khỏi ảnh-hưởng của Đức Thánh-Linh. Vì cớ xa cách Đức Chúa Trời, người không tự nhận thấy sự nhơ-nhuốc của tội-1ỗi mình sánh với nét trọn- lành của sự thánh-khiết thiên-thượng. Người không cảm thấy thiếu-thốn gì cả, nên không nhận-lãnh được gì cả.CDG 48.1

    Nếu bạn nhận thấy tội-lỗi của mình, đừng chờ-đợi để tự mình làm nên tốt hơn. Thứ hỏi trên đời có bao nhiêu người nghĩ rằng mình được đủ trong-sạch để đến cùng Đấng Christ? Bạn có nghĩ rằng chỉ cần sự cố-gắng bạn sẽ trở nên tốt hơn chăng? “Người Ê-thi-ô-bi có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn nó chăng? Nếu được thì các ngươi là kẻ đã làm dữ quen rồi, sẽ làm lành được.” Giê-rê-mi 13:23. Chỉ có một nguồn tiếp- trợ cho chúng ta là trong Đức Chúa Trời. Chúng ta không cần đợi một sự thuyết-phục nào mãnh- liệt hơn, một cơ-hội nào thuận-tiện hơn hoặc một tánh khí nào thánh-khiết hơn. Vì nếu tự mình chúng ta, chúng ta không làm được gì cả. Mình vốn thế nào, cứ để như thế ấy mà đến cùng Đấng Christ.CDG 49.1

    Nhưng chớ ai để mình tự dối mình với ý-tưởng Đức Chúa Trời, trong tình-yêu bao-la và lòng thương-xót dồi dào, sẽ cứu cả những kẻ từ-chối ân-điển Ngài. Chỉ trong nguồn sáng của thập-tự- giá người ta mới thấy hết tính-chất khả-ố vô-biên của tội-1ỗi. Vậy những người thốt lời rằng Đức Chúa Trời với lòng nhân-từ Ngài, không thể loại- bỏ kẻ tội-lỗi, hãy nhìn lên cây thập-tự. Chính vì không còn cách nào khác để con người nhờ đó mà được cứu, vì nếu không có sự hy-sinh vô-giá nầy thì dòng-giống con người không thể nào thoát khỏi quyền-lực nhơ-nhớp của tội-lỗi để được phục-hồi trong sự thông-công với các Đấng Thánh, họ không thể nào trở nên kẻ dự phần vào đời sống thiêng- liêng. Chính vì mọi sự đó mà Đấng Christ phải mang lấy tội bất phục-tòng và chịu đau-đớn thay cho kẻ phạm tội. Tình yêu, sự thống-khổ và sự chết của Con Đức Chúa Trời, tầt-cả đều chứng-tỏ tội-lỗi lớn-lao kinh-khiếp dường bao, và người ta không thể nào thoát khỏi quyền-lực của nó, không còn có một niềm hy-vọng cho một cuộc sống cao- quí hơn nếu không đầu-phục linh-hồn mình trong Đấng Christ.CDG 50.1

    Kẻ không hối quá đôi khi tự chữa mình bằng cách bình-phẩm những kẻ tự xưng mình là tín-đồ rằng: “Tôi cũng tốt như họ vậy. Họ đâu có tự quên mình hơn, tiết-độ hơn hoặc có hành-vi đứng-đắn hơn tôi. Họ cũng thích lạc-thú và chiều theo nhục- dục như tôi vậy chớ có hơn gì đâu “. Như vậy, họ đã dùng những lỗi lầm của người khác làm cớ bào- chữa cho những kém-khuyết của mình. Nhưng tội- lỗi và sự sơ xuất của kẻ khác không thể tha tội cho bất cứ một người nào cả, vì Chúa không bảo chúng ta căn-cứ nơi gương-mẫu hay lầm-lạc của loài người. Ngài đã ban Con không tì-vít của Ngài, để làm gương cho chúng ta noi theo, nên những người than-phiền đường-lối sai-lạc của những kẻ tự xưng mình là Cơ-đốc-đồ là những kẻ phải bày- tỏ một cuộc sống trọn-lành hơn và là một kiểu người cao-quí hơn. Nếu họ có quan-niệm về đời sông tín-giáo cao-cả hơn mà không làm theo, có phải tội của họ cũng nặng hơn chăng? Họ biết thế nào là điều phải, vậy mà không làm theo.CDG 51.1

    Hãy coi chừng sự triền-hoãn. Chớ trì-hoãn sự chừa-bỏ tội-lỗi và tìm-kiếm sự trong-sạch cho tâm hồn qua Chúa Jêsus. Đây là điểm mà hằng ngàn người đã lạc-lối để bị hư mất đời-đời. Tôi không muốn nương-tựa nơi sự ngắn-ngủỉ và bất-định của đời, nhưng có một sự tối-ư nguy-hiểm— sự nguy- hiểm chưa thấu-triệt nổi — trong việc trì — hoãn mà không vâng theo tiếng gọi của Thánh — Linh Đức Chúa Trời, trong việc chọn theo lối sống trong tội-lỗi. Triển-hoãn chính thật là như vậy. Dù cho mình nhận định tội-lỗi có nhỏ — nhen cách mấy đi nữa, nếu dung-túng, sẽ mang lấy hiểm-họa hư-mất đời-đời. Hễ cái gì chúng ta không thắng nổi, cái ấy sẽ thắng lại chúng ta và tạo nên sự hủy-diệt chúng ta.CDG 51.2

    A-đam và Ê-va xưa kia đã bụng bảo dạ rằng việc ăn trái cầm là việc nhỏ-nhen, đâu thể nào đưa đến cái hậu-quả kinh-khiếp như Đức Chúa Trời đã phán dạy. Nhưng sự việc nhỏ-nhen nầy lại là làm trái luật-pháp thánh bất-di-bất-dịch của Đức Chúa Trời, nó đã phân-cách con người khỏi Chúa, đã mở cửa cho sự chết và biết bao tai-ương không lường nồi tràn ngập vào thế-giới của chúng ta. Từ đời nầy qua đời kia, từ trái đất của chúng ta đã vang lên tiếng kêu than đau-thương ai-oán, vạn-vật rên-rỉ não-nùng và đồng sanh-nở trong đau-đớn do hậu- quả của sự bất-tuân của loài người. Chính thiên- đàng cũng cảm thấy ảnh-hưởng của sự phản-loạn nghịch cùng Đức Chúa Trời. Thập-tự-giá mãi-mãi là một biểu-tượng cho sự hy-sinh lạ-lùng cần phải có để chuộc lại sự bội-nghịch luật-pháp thánh. Vì vậy, chúng ta không nên xem thường tội-lỗi.CDG 52.1

    Mỗi hành-động vi-phạm, mỗi sự xao-lãng hay chối-bỏ ân-điển của Đấng Christ đều phản-ứng lại cho bạn. Nó làm cho lòng bạn cứng đi, ý-chí suy- đồi, làm tê-liệt sự hiểu-biết, và chẳng những nó làm cho bạn ít muốn đầu-phục, nó làm cho bạn khó thể đầu — phục theo tiếng gọi êm — ái của Thánh-Linh Đức Chúa Trời.CDG 53.1

    Nhiều người cố làm dịu lương-tâm bị phiền- nhiễu với ý-tưởng rằng họ có thể thay đổi đường- 1ối gian-ác khi họ muốn, rằng họ có thể đùa-bởn với lời kêu-gọi đầy thương-xót mà lòng họ vẫn còn có thể mãi được cảm-xúc bởi tiếng Ngài. Họ nghĩ rằng sau khi khinh-dễ Thánh-Linh của ân-điển, sau khi ngả mình qua phe Sa-tan, đến buổi lâm-chung họ vẫn có thể hoán — cải được. Nhưng khổ nỗi việc ấy đâu dễ thực-hiện được. Cái kinh-nghiệm, sự giáo-dục trọn một đời người đã nhào-nặn hắn cá-tánh của con người nên ít còn ai muốn nhận lấy hình-ảnh của Đấng Christ nữa.CDG 53.2

    Dầu chỉ một nết hư, một ý-xấu, nếu được ưa- chuộng mãi sẽ làm mất quyền-lực của tin-lành. Mọi đắm-say tội-lỗi sẽ làm cho linh — hồn mình chống-trả lại Đức Chúa Trời mãnh-liệt hơn. Nếu ai bày-tò thái-độ bất-trung cứng-cỏi, hay lãnh-đạm với lẽ-thật thiên-thượng, sẽ nhận lấy kết-quả của chính mình gieo ra. Trong trọn bộ Kinh — Thánh không có lời cảnh-cáo về việc đùa-bởn với tội-ác kinh-khiếp nào bằng lời của nhà thông-thái rằng, kẻ hung-dữ sẽ “bị dây tội-lỗi mình vấn-buộc lấy.” Châm-ngôn 5:22.CDG 53.3

    Chúa Christ sẵn lòng giải-thoát chúng ta khỏi tội-lỗi nhưng Ngài không cưỡng-ép ý-chí của chúng ta. Nếu mãi đam-mê theo sự phạm-pháp, ý-chí cúa chúng ta sẽ hoàn toàn bị uốn theo điều ác, bây giờ chúng ta không còn ham-muốn được giải-thoát. Nếu chúng ta sẽ không tiếp-nhận ân-điển Ngài, thì Chúa còn có thể làm gì được cho chúng ta? Chúng ta tự hủy-hoại lấy mình bằng cách quyết-định từ- chối tình-yêu của Ngài. “Kìa, hiện nay là thì thuận- tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu-rỗi” “Ngày nay nếu các con nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng.” 2 Cô-rinh-tô 6:2; Hê-bơ-rơ 3:7, 8.CDG 54.1

    “Loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô- và nhìn-thấy trong lòng”. 1 Sa-mu-ên 16:7, Lòng người với những mối cảm-xúc trái-ngược giữa vui buồn; bất nhứt, đổi-dời, là nơi chứa đầy nhơ nhớp và dối-trá. Nhưng Chúa biết mọi động- lực, ngay cả những mục-đích cố — định của lòng người nữa. Cứ đề y-nguyên tấm lòng bợn — nhơ của bạn như thế mà đến cùng Ngài. Hãy làm như tác-giả Thi-thiên, mở rộng cửa lòng cho con mắt toàn-tri xem-xét và than lên: “Đức Chúa Trời ôi! Xin hay tra-xét con, và biết lòng con; hãy thử- thách con và biết tư-tưởng con; Xin xem thử con có lỗi ác nào gì chăng; Xin dắt con vào con đường đời-đời.” Thi-thiên 139:23, 24.CDG 54.2

    Nhiều người chỉ tiếp-nhận một thứ tôn — giáo trí-thức, một hình-thức thánh-thiện mà lòng họ vẫn không trong-sạch. Hãy dùng lời nầy để làm lời cầu-nguyện cho bạn: “Đức Chúa Trời ôi! Xin hãy dựng nên trong con một lòng trong-sạch, và làm mới lại trong con một thần-linh ngay thẳng.” Thi- thiên 51:10. Hãy cư-xử ngay-thẳng với linh-hồn mình. Hãy hết lòng, hãy kiên-chí như đời sống đạo- đức của bạn đang lâm-nguy. Đây là vấn-đề phải giải-quyết giữa Đức Chúa Trời và chính linh-hồn bạn, và giải-quyết mãi-mãi. Một niềm hy-vọng giả-định không căn-cứ gì cả sẽ làm hại đời bạn.CDG 55.1

    Hãy nghiên-cứu lời Đức Chúa Trời với lời khẩn-nguyện. Lời ấy đang phô-bày trước mặt bạn trong luật-pháp Đức Chúa Trời và đời sống Đấng Christ, những nguyên-tắc thánh-khiết trọng-đại mà nếu thiếu thì “chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời”. Hê-bơ-rơ 12:14. Lời Chúa minh-định tội— lỗi, và bày-tỏ con đường cứu-rỗi cách tỏ-tường. Hãy lưu — ý đến điều ấy như là tiếng phán của Đức Chúa Trời cho linh-hồn bạn.CDG 55.2

    Trong khi bạn thấy sự trọng-đại của tội — lỗi trong khi bạn thấy mình với chính bản-thể thật của mình, chớ vội thất-vọng. Chúa đến thế-gian chính để cứu-vớt kẻ có tội. Chúng ta không phải làm cho Đức Chúa Trời hòa-thuận với chúng ta, nhưng—tấm lòng bác-ái mầu-nhiệm thay! — Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ “làm cho thế-gian lại hòa với Ngài”. 2 Cô-rinh-tô 5:19. Bởi lòng bác- ái dịu-dàng mà Ngài kéo những đứa con lưu — lạc của Ngài trở về. Không có một bậc cha mẹ nào dưới thế lại có thể kiên-nhẫn với lỗi-lầm của con- cái bằng Đức Chúa Trời đối với kẻ Ngài đang tìm để cứu-vớt. Không ai khẩn-khoản với kẻ phạm- pháp cách dịu-dàng êm-ái hơn. Không có đôi môi nào ở trên đời thốt ra những lời thỉnh-mời ngọt- ngào hơn đối với kẻ lãng-du như Chúa đã thốt. Mọi lời hứa, mọi lời cảnh-cáo đều bộc-lộ một tình-yêu vô bờ bến của Chúa.CDG 55.3

    Khi Sa-tan đến để nói cùng bạn rằng bạn là tội-nhân, hãy chăm-nhìn lên Đấng Cứu — thế và ca-tụng công-đức Ngài. Chăm-nhìn lên ánh sáng Ngài tức là nguồn cứu-trợ cho bạn. Hãy nhận tội bạn, nhưng bảo kẻ thù rằng: “Đức Chúa Jêsus- Christ đã đến trong thế gian để cứu-vớt kẻ có tội” 1 Ti-mô-thê 1:15, và bạn được cứu bởi tình-yêu vô đối của Ngài. Đức Chúa Jêsus có hỏi Si-môn một câu hỏi có liên-quan đến hai người mắc nợ. Một người thiếu chủ một số tiền nhỏ và một người thiếu một số tiền rất lớn, nhưng Chủ tha cho hết. Chúa hỏi Si — môn rằng người mắc nợ nào sẽ thương chủ mình nhiều hơn. Si-môn đáp rằng: “Người mà chủ nợ đã tha nhiều nợ hơn.” Luca 7:43. Chúng ta thảy đều là những đại-tội-nhơn, nhưng Đấng Christ đã chết để chúng ta được tha tội. Những công-đức của sự hy sinh Ngài đủ để trình-bày trước mặt Cha xin tha tội cho chúng ta. Những người nào được Ngài tha tội nhiều nhứt sẽ yêu-thương Ngài nhiều nhứt, và sẽ đứng gần ngôi Ngài nhứt để chúc-tụng Ngài về tình-yêu quá lớn cùng sự hy-sinh bất-tận của Ngài. Chỉ khi nào chúng ta hoàn-toàn hiểu-biết về tình-yêu của Đức Chúa Trời, bây giờ chúng ta mới nhận-thức được sự ô-uế của tội-lỗi. Khi thấy được chiều dài của sợi xích từ trời cao đã buông xuống cho chúng ta, khi hiểu được một phần nào sự hy-sinh vô-tận mà Đấng Christ đã thực-hiện cho chúng ta, tấm lòng sẽ tan chảy đi với niềm êm-ái và đầy hối-hận.CDG 56.1

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents