CHƯƠNG 1: LÒNG BÁC ÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
- Lời Giới -Thiệu
- TỰA
- CHƯƠNG 1: LÒNG BÁC ÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
- CHƯƠNG 2: CẦN CÓ MỘT ĐẤNG CỨU THẾ:
- CHƯƠNG 3: SỰ ĂN NĂN
- CHƯƠNG 4: SỰ XƯNG TỘI
- CHƯƠNG 5: SỰ DÂNG MÌNH
- CHƯƠNG 6: ĐỨC TIN VÀ SỰ TIẾP NHẬN
- CHƯƠNG 7: DẤU HIỆU MÔN ĐỒ
- CHƯƠNG 8: KHÔN LỚN TRONG ĐẤNG CHRIST
- CHƯƠNG 9: VIỆC LÀM VÀ SỰ SỐNG
- CHƯƠNG 10: HIỂU BIẾT ĐỨC CHƯA TRỜI
- CHƯƠNG 11: ĐẶC ÂN CẦU NGUYỆN:
- CHƯƠNG 12: PHẢI LÀM SAO VỚI MỐI NGHI NGỜ?
- CHƯƠNG 13: VUI MỪNG TRONG CHÚA
Search Results
- Results
- Related
- Featured
- Weighted Relevancy
- Content Sequence
- Relevancy
- Earliest First
- Latest First
- Exact Match First, Root Words Second
- Exact word match
- Root word match
- EGW Collections
- All collections
- Lifetime Works (1845-1917)
- Compilations (1918-present)
- Adventist Pioneer Library
- My Bible
- Dictionary
- Reference
- Short
- Long
- Paragraph
No results.
EGW Extras
Directory
CHƯƠNG 1: LÒNG BÁC ÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VẠN-VẬT cũng như Kinh-Thánh đều chứng- minh tình-yêu của Đức Chúa Trời. Thiên- Phụ của chúng ta là nguồn-gốc cúa sự sống, sự khôn-ngoan và vui-mừng. Hãy nhìn đến những nét mỹ-lệ và nhiệm-mầu của vạn-vật. Hãy suy- tưởng đến mọi ứng-dụng kỳ-diệu của chúng cho mọi nhu-cầu và hạnh-phúc chẳng riêng cho loài người mà cho mọi sinh-vật dưới thế. Ánh sáng mặt trời và giọt mưa rơi làm đất tươi mới đầy vui-vẻ. Đồi cao, biển cả, đồng xanh đều thầm nhắn- nhủ với ta về tình yêu cúa Đấng Tạo-Hóa. Chính Đức Chúa Trời là Đấng cung- cấp mọi nhu-cầu hằng ngày cho mọi loài thọ-tạo. Tác-giả Thi-thiên đã có những vần-thơ tuyệt-mỹ rằng:CDG 15.1
“Con mắt muôn vật đều ngửa-trông Chúa,
Chúa ban cho chúng đồ-ăn tùy theo thì.
Chúa sè tay ra.
Làm cho thỏa nguyện mọi loài sống.” Thi-thiên 145:15, 16.CDG 16.1
Đức Chúa Trời đã tạo nên con người hoàn- toàn thánh-khiết và hạnh-phúc, mặt đất tốt tươi khi vừa ra khỏi bàn tay của Đấng Tạo-Hóa, không hề mang vết-tích của sự hư-hoại cũng không hề có bóng của sự rủa-sả. Chính sự vi-phạm luật-pháp của Đức Chúa Trời — tức là luật-pháp yêu-thương — đã đem đến mọi khổ-hạnh và chết-chóc. Tuy- nhiên, giữa mọi lao-khổ là hậu-quả của tội-lỗi, tình yêu của Đức Chúa Trời đã được bày-tỏ sáng rỡ. Kinh-Thánh có chép rằng: “Đức Chúa Trời rủa- sả đất vì loài người.” Sáng-thế-ký 3:17. Những gai-gốc và chà-chuôm — những gian-lao thử-thách đã làm cuộc sống của con người đầy lo-âu, vất- vả — được sanh ra vì lợi-ích cho người trong chương-trình đào-luyện cần-thiết của Đức Chúa Trời để nâng-đỡ họ ra khỏi sự đồi bại và tàn-úa do tội-lỗi gây nên. Thời-gian tuy đã vấp-phạm nhưng đời không phải chỉ đầy sầu-đau khóc-hận. Chính trong thiên-nhiên đã có những sứ-mạng an-ủi và tràn-trề hy-vọng. Chà-chuôm đã nở hoa và hương thơm đã bao-trùm gai-gốc.CDG 16.2
Câu “Đức Chúa Trời là tình yêu” đã được viết lên trên mỗi nụ hoa hàm-tiếu và trong mỗi ngọn cỏ xuân-thì. Các loài chim đáng yêu vang-dội từng không với điệu hoan-ca; những đóa hoa mảnh- mai, rực sắc, tòa hương ngào-ngạt khắp nơi; cây to hùng-vĩ, cành lá sum-suê trong chốn rừng già với màu xanh tươi muôn thuở — tất-cả đều biểu-lộ sự chăm-lo âu-yếm của Đức Chúa Trời với lòng khao-khát muốn bầy con Ngài được vui-vẻ.CDG 17.1
Lời Đức Chúa Trời đã bày-tỏ bổn-tánh Ngài. Chính Ngài đã truyền phán về tình yêu và lòng thương-xót vô — biên của Ngài. Khi Môi-se khẩn- nguyện: “Xin Ngài cho con xem sự vinh-hiển của Ngài”, Chúa đáp rằng: “Ta sẽ làm cho các sự nhân- từ Ta phát ra trước mặt con “. Xuất Ê-díp-tô Ký 33:18, 19. Đây là sự vinh-hiển của Ngài. Chúa đi ngang qua mặt Môi-se, hô rằng: “Giê-hô-va! Giê- hô-va! là Đức Chúa Trời nhân — từ, thương — xót, chậm giận, đầy-dẫy ân-huệ và thành — thật, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian-ác, tội trọng, và tội-lỗi “. Xuất Ê-díp-tô Ký 34:6,7. Ngài “chậm giận, giàu ơn” (Giô-na 4:2), vì Ngài lấy sự nhân-từ làm vui-thích.” (Mi-chê 7:18).CDG 17.2
Chúa đã kết chặt lòng ta với lòng Ngài bằng hằng-hà-sa-số chứng-cớ trong trời đất. Ngài đã tự bày-tỏ Ngài cho ta qua thiên-nhiên và qua mối liên- kết sâu-nhiệm êm-ái nhất trần đời mà lòng người có thể hiểu thấu. Tuy vậy, những sự việc ấy chỉ diễn-tả được tình yêu của Ngài cách mù-mờ. Dầu mọi chứng-cớ dường ấy được phô-bay, kẻ thù điều thiện vẫn làm mờ-tối tâm-thần loài người đến nỗi họ nhìn lên Chúa với niềm sợ-hãi, họ nghĩ rằng Ngài là Đấng nghiêm-khắc và cố-chấp. Sa-tan đã gây cho loài người tưởng-tượng Đức Chúa Trời là nhân-vật có thái — độ khắc-nghiệt — một quan tòa không hề thương-xót, một chủ nợ tàn-nhẫn. Nó hình-dung Đức Chúa Trời là Đấng dò-xét soi- bới với cặp mắt ganh-tị, tìm mọi lỗi-lầm của loài người để hành-phạt họ. Chính để phá tan bóng âm- u hãi-hùng nầy, và để phô-bày cho thế-gian tình yêu vô-lường của Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Jêsus đã giáng-lâm để sống với người phàm.CDG 18.1
Con Đức Chúa Trời đã giáng-lâm để bày-tó Đức Chúa Cha: “Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời, chỉ Con Một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải- bày Cha cho chúng ta biết.” Giăng 1:18 “Ngoài Con và người nào mà Con muốn tỏ ra cùng, thì cũng không biết Cha”. Ma-thi ơ 11:27. Khi một môn-đồ Phi-líp — hỏi: “Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng con”, thì Đức Chúa Jêsus đáp: “Hỡi Phi- líp, Ta ở cùng các con đã lâu thay, mà con chưa biết Ta! Ai đã thấy Ta, tức là thấy Cha. Sao con lại nói rằng; “Xin chỉ Cha cho chúng con”? Giăng 14:8, 9.CDG 18.2
Đức Chúa Jêsus giải-bày chức-vụ của Ngài ở thế-gian như thế này:CDG 19.1
Chúa đã xức dầu cho Ta đặng truyền tin-lành cho kẻ nghèo; Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cấm được tha, Kẻ mù được sáng, Kẻ hà-hiếp được tự-do: Và để đồn ra năm lành của Chúa.” Lu-ca 4:19.CDG 19.2
Đây là công — việc của Ngài. Ngài đi ra làm điều thiện, để chữa lành những kẻ bị Sa-tan áp- bức. Lúc bấy giờ có những làng-mạc mà người ta không hề nghe một tiếng rên-siết bởi bịnh-tật, vì Chúa đã đi qua và chữa lành mọi tật — bịnh rồi.CDG 19.3
Việc làm Ngài là chứng-cớ của thiên-chức Ngài. Lòng bác-ái, mối từ-tâm và sự cảm-thương đều được bộc-lộ trong mỗi hành-vi của Ngài và lòng Chúa chứa-chan mối cảm-thông ưu-ái đối với con- cái loài người. Ngài mặc lấy hình-hài của người cốt để hiểu thấu mọi nhu — cầu của con người. Những kẻ nghèo-khó đơn-sơ nhứt không hề thấy sợ-hãi Ngài” Ngay đến trẻ thơ cũng bị thu-hút lại với Chúa. Chúng thích leo ngồi trên gối mà nhìn vào nét mặt trầm-tư chan-hòa tình yêu của Ngài.CDG 19.4
Đức Chúa Jêsus không hề giấu bớt một chút lẽ-thật nào cả, nhưng Ngài luôn thốt ra trong ưu- ái. Trong mọi sự giao-tiếp với dân chúng, Ngài đều tỏ thái-độ khéo léo và nhã-nhặn. Chúa không hề sổ-sàng, không hề nói một lời nghiêm-khắc cách vô cớ, không hề làm tổn-thương vô-ích một linh-hồn nhạy cảm. Chúa không chỉ — trích sự nhu — yếu của con người. Ngài nói ra sự thật nhưng luôn đượm tình yêu. Ngài lột mặt nạ sự giả-hình, tố- giác lòng bất-tín và phạm-pháp; nhưng mỗi lần khiển-trách, lệ thương luôn nghẹn lời Ngài. Chúa khóc về thành Giê-ru-sa-lem là thành Chúa yêu vì nó phủ-nhận Ngài là đường đi, lẽ thật và sự sống. Họ đã chối-bỏ Chúa là Đấng Cứu-Thế, nhưng Ngài vẫn thương-xót, trìu-mến họ. Đời sống Chúa là một đời tận tụy hy-sinh vị-tha. Trước mặt Ngài mọi linh-hồn đều quí-báu. Trong khi mang lấy phẩm — cách thiên — thượng, Ngài vẫn âu-yếm nghiêng mình trước mỗi gia-nhân của Đức Chúa Trời. Ngài thấy trong mỗi người một linh — hồn sa-ngã mà Ngài có sứ-mạng cứu-vớt họ.CDG 20.1
Bản-tánh Đức Chúa Jêsus được bày-tỏ trong đời sống Ngài là như vậy. Đây cũng là bản-tánh của Đức Chúa Trời. Dòng suối từ-bi tuôn tràn từ lòng Đức Chúa Cha, qua Đấng Christ, để thấm-nhuần nhân-loại. Đức Chúa Jêsus, tức Đấng hiền-lành, tức Chúa Cứu-thế đầy lòng thương-xót, là Đức Chúa Trời “tỏ ra trong xác-thịt.” 1 Ti-mô-thê 3:16.CDG 21.1
Chính vì để cứu-chuộc chúng ta mà Đức Chúa Jêsus đã giáng-lâm để sống, chịu thương-khó và chịu chết. Ngài đã trở nên “người đau-khổ” để chúng ta hưởng vui-vẻ đời-đời. Đức Chúa Trời đành lòng để cho Con yêu-dấu của Ngài là Đấng đầy ơn cùng lẽ thật lìa miền vinh-hiển khôn tả đến thế-gian tàn-úa vì tội-lỗỉ, âm-u bởi bóng sự chết và rủa-sả. Ngài đành để Con Ngài lìa bỏ chốn yêu- thương bên lòng Ngài, từ-chối sự sùng-kính của thiên-sứ để chịu mọi nhục-nhã, sỉ-vả, chưởi-mắng, thù-hằn và giết chết. “Bởi sự sửa-phạt Người chịu chúng ta được bình-an, bởi lằn roi Người chúng ta được lành bịnh.” Ê-Sai 53:5. Hãy nhìn xem Ngài lúc ở trong đồng vắng, trong vườn Ghết-sê-ma- nê, trên thập-tự-giá! Kìa, Con tinh-sạch của Đức Chúa Trời đã tự mang lấy mọi gánh nặng của tội-lỗi. Đấng vốn là một với Đức Chúa Trời đã cảm thấy sự phân-cách ghê-gớm giữa Đức Chúa Trời và người ta do tội-lỗi gây ra, để buột miệng kêu lên tiếng đau-thương: “Đức Chúa Trời con ôi! Đức Chúa Trời con ôi! Sao Ngài lìa bỏ con”? Ma-thi-ơ 27:46. Chính gánh nặng tội — lỗi cùng sự kinh-khiếp tột cùng của nó, và sự cảm thấy bị phân- cách khỏi Đức Chúa Cha đã làm cõi lòng Con Đức Chúa Trời tan-nát.CDG 21.2
Nhưng sự hy-sinh to-tát nầy mà Đức Chúa Jêsus đã chịu lấy không phải để gợi tấm lòng yêu- thương của Đức Chúa Cha đối với nhân-loại, cũng không phải để thúc-đẩy Ngài muốn cứu-vớt nhân- loại. Không, không đâu! “Vì Đức Chúa Trời yêu- thương thế-gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài.” Giăng 3:16. Vì Đức Chúa Trời yêu chúng ta không phải vì của lễ chuộc tội rất lớn mà chính vì yêu chúng ta nên Ngài đã sắm sẵn của-lễ chuộc tội rất lớn ấy. Đấng Christ là phương-tiện mà nhờ đó Đức Chúa Trời mới có thể tuôn-đổ tình yêu vô- tận của Ngài trên thế-gian. “Đức Chúa Trời vốn ở trong Đấng Christ, làm cho thế-gian lại hòa với Ngài”. 2 Cô-rinh-tô 5; 19. Đức Chúa Trời đồng chịu đau-đớn với Con Ngài. Trong cơn. thống-khổ nơi vườn Ghết-sê-ma-nê, lúc chịu chết trên cây thập-tự, chính lòng bác-ái vô-hạn đã trả giá cứu- chuộc cho chúng ta.CDG 22.1
Đức Chúa Jêsus từng thổ-lộ: “Nầy, tại sao Cha yêu Ta? Ấy vì Ta phó sự sống mình để được lấy lại.” Giăng 10; 17. Chính là “Cha Ta rất mực yêu các con nên khi Ta phó mạng sống mình để cứu chuộc các con thì Ngài lại yêu Ta hơn. Ta càng được Cha yêu thắm-thiết hơn khi Ta phó mạng sống mình để trở nên người Bảo lãnh và Bảo đảm bằng cách mang lấy mọi sự phạm-pháp cùng mọi hình-phạt cho các con; bởi sự hy-sinh của Ta mà Đức Chúa Trời có thể vừa giữ mực công-bình, vừa là Đấng xưng công-bình cho mọi kẻ tin Ta là Jêsus vậy.”CDG 22.2
Ngoài Con Đức Chúa Trời không ai có thể hoàn-thành nổi việc cứu-chuộc chúng ta, vì chỉ một mình Đấng ở trong lòng Cha mới có thể giải-bày Ngài ra. Chỉ một mình Đấng thấu — triệt chiều cao và chiều sâu của lòng bác-ái Đức Chúa Trời mới diễn-tả tỏ-tường được. Chỉ có lòng hy- sinh vô-tận của Đức Chúa Jêsus vì con người vấp- phạm mới bày — tỏ nổi tình — yêu của Đức Chúa Cha đối với nhân-loại chết mất nầy.CDG 23.1
“Đức Chúa Trời yêu-thương thế-gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài! “Ngài ban Con Ngài không phải để sống trong vòng nhân — loại, mang tội-lỗi thay họ và chết thế cho họ thôi đâu, nhưng để tự đặt mình Ngài vào mọi nhu cầu và quyền- lợi của họ. Đấng vốn hiệp một với Đức Chúa Trời đã tự liên-kết với nhân-loại bằng sợi dây không hề đứt mất. Ngài không thẹn mà gọi những kẻ đó là anh em”. Hê-bơ-rơ 2:11. Đức Chúa Jêsus là Sinh-lễ, là Trạng-sư, là Anh của chúng ta, mang lấy hình-hài con người mà đứng trước ngôi Đức Chúa Cha, đời-đời hiệp một với giống người mà Ngài đã cứu — chuộc — Ngài là Con-Người vậy. Ngài làm mọi việc ấy cốt để nâng loài người lên khỏi địa-vị suy-đồi hư-mất của tội-lỗi, hầu cho họ phản-chiếu tình yêu của Đức Chúa Trời và chung hưởng sự vui-mừng thánh-khiết.CDG 23.2
Cái giá đã trả để cứu-chuộc chúng ta, tức sự hy-sinh vô-tận của Thiên — Phụ đã ban Con Ngài giáng phàm để chết cho chúng ta, phải cho chúng ta một ý-niệm cao-cả và địa-vị của mình sẽ nhận được trong Đấng Christ. Khi sứ-đồ Giăng được soi-dẫn để ngắm xem chiều cao, chiều sâu, chiều rộng của tình yêu của Đức Chúa Cha đối với nhân- loại chết mất, sứ-đồ cảm thấy lòng đầy sùng-báỉ và kính-phục, không thể tìm được lời nào đủ nghĩa để diễn-tả sự cao-cả và diệu-hiền của tình-yêu nầy, đành kêu lên: “Hãy xem Đức Chúa Cha đã tỏ cho chúng ta sự yêu-thương dường nào mà chúng ta được xưng là con-cái Đức Chúa Trời.” 1 Giăng 3:1. Cao-quí thay cái giá-trị đã ban cho loài người! Vì phạm-pháp loài người đã trở nên tôi-mọi của Sa-tan. Nhờ đức-tin trong của-lễ chuộc — tội của Đấng Christ mà con cháu A-đam được trở thành con- cái Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jêsus mặc lấy hình-thể loài người để nâng cao họ. Qua sự chấp-nối của Đấng Christ mà con người tội — lỗi đáng được mang danh-hiệu “con-cái Đức Chúa Trời”.CDG 24.1
Thật là một tình yêu vô-đối!CDG 25.1
Con của Vua Trời! Một lời hứa quí-báu thay! Thật là một luận-đề sâu-nhiệm mà ta suy-tưởng không cùng! Không gì sánh được tình — yêu của Đức Chúa Trời đối với thế — gian không hề yêu- mến Ngài. Nếu ta suy-gẫm về điều ấy thì ý-tưởng có một năng-lực chế-ngự trên tâm — hồn và đưa tâm-trí ta đầu-phục thánh ý của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng nghiên-cứu về thần-tánh của Chúa trong ánh-sáng của thập — tự — giá, thì càng nhìn thấy lòng từ-bi, âu-yếm, khoan-dung hòa lẫn vô-tư và công-bình, lại càng thấy rõ hơn nữa hằng-hà-sa-số chứng-cớ của một tình yêu vô bờ-bến củng một sự cảm-thương vượt quá lòng thương — xót của một bà mẹ đối với đứa con lạc-loài vậy.CDG 25.2