Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    CHƯƠNG 12: PHẢI LÀM SAO VỚI MỐI NGHI NGỜ?

    NHIỂU người, nhứt là những người còn non- nớt trong đời-sống Cơ-đốc, nhiều khi bị bối- rối vì những mối nghi-ngờ. Trong Kinh-Thánh có nhiều điều họ không giải-thích nổi cũng không hiểu nổi” nên Sa-tan nhơn đó làm lung-lạc đức-tin của họ nơi Kinh-Thánh, không tin đó là lời khải-thị của Đức Chúa Trời nữa. Họ tự vấn: “Làm sao tôi biết đâu là đường ngay lẽ-phải? Nếu Kinh-Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời, làm sao tôi gỡ được những mối nghi-ngờ và rối-rắm nầy?”CDG 157.1

    Đức Chúa Trời không bao giờ đòi-hỏi chúng ta phải tin mà Ngài không ban cho đủ chứng-cớ để làm nền-tảng cho đức-tin mình. Sự thực-hữu của Ngài, bản-tánh của Ngài, chân-Iý của Ngài, thảy đều thiết-lập bởi lời chứng của lý-trí ta, mà lời chứng nầy thật nhiều vô kể. Tuy vậy, Đức Chúa Trời chẳng bao giờ cất đi mối nghi-ngờ có thể nổi lên. Đức-tin của chúng ta phải đặt trên chứng- cớ, chớ không phải lời biện-bạch. Những kẻ nào muốn nghi-ngờ, sẽ có dịp để nghi-ngờ trong khi những ai thật lòng muôn biết lẽ-thật sẽ tìm thấy không biết bao nhiêu bằng — chứng để làm nền- tảng cho đức-tin mình.CDG 157.2

    Tâm-trí non-kém của con người làm sao hiểu nổi tính-chất công-việc làm của Đấng vô tận được. Với một con người có sự nhận-xét tinh-tế nhứt,một người với trí khôn xuất-chúng, nhưng khi nhận xét Đấng Thánh, họ thấy Ngài được che-phủ bởi một sự huyền-bí vô-cùng. “Nếu bạn dò-xét, há có thể hiểu-biết được sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời, và thấu rõ Đấng Toàn-Năng sao? Sự ấy vốn cao bằng các từng trời: Vậy bạn sẽ làm gì? Sâu hơn âm-phủ: bạn hiểu biết sao đặng?” Gióp 11:7, 8.CDG 158.1

    Sứ-đồ Phao- lô kêu lên: “Ôi! sâu-nhiệm thay là sự giàu-có, khôn-ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán-xét của Ngài nào ai thấu được, đường — nẻo của Ngài nào ai hiểu được.” Rô — ma 11:33. Nhưng dầu “mây và tối-tăm ở chung-quanh Ngài; sự công-bình và sự ngay-thẳng vẫn làm nền của ngôi sao Ngài.” Thi — thiên 97:2. Chúng ta có thể hiểu được những sự chăm-lo của Chúa đối với mình, và những động-lực thúc-đấy Ngài làm việc ấy, để nhận biết rằng tình yêu vô-biên và ân- điển dồi-dào đã hợp nhau trong quyền-năng bất- tận. Chúng ta hiểu biết những gì có lợi cho ta về những mưu — định của Ngài, ngoài ra ta vẫn còn phải trông-cậy vào bàn tay toàn-năng và lòng đầy bác-ái của Ngài.CDG 158.2

    Lời của Đức Chúa Trời cũng như bản-chất thánh của Ngài, trình-bày những sự mầu-nhiệm mà con người thấp-hèn của chúng ta không bao giờ thấu-triệt nổi. Sự xâm-nhập của tội-lỗi vào trong thế-gian, việc Đấng Christ trở nên xác-thịt, sự tái- sanh, sự sống lại, cùng những vần-đề khác được nêu ra trong Kinh-Thánh đều là những sự huyền- bí quá sâu xa để tâm-trí con người giải-thích hay hiểu thấu triệt-để. Nhưng dầu không hiểu nổi những sự mầu-nhiệm của Chúa, chúng ta cũng không có lý-do gì để nghi-ngờ lời Ngài cả. Trong cõi thiên- nhiên có biết bao huyền-bí quanh ta mà ta không thể dò-xét thấu-đáo được. Một thể sống đơn-giản nhứt đã nêu ra vấn-đề rắc-rồi đến người thông — minh xuất-chúng bỗng cảm thấy mình bất lực, không giải — thích suông. Ở bất-cứ nơi nào cũng đều có những kỳ-quan vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta. Vậy khi tìm thấy trong thế-giới thiêng-liêng cũng có những sự huyền-bí vượt quá trí mình, ta há nên ngạc-nhiên sao? Tất-cả những sự khó khăn ấy đều do nơi sự kém-cỏi và hẹp-hòi của tâm-trí con người mà thôi. Trong Kinh-Thánh Đức Chúa Trời ban cho chúng ta đủ chứng-cớ về bản-chất thiên-thượng, ta không nên nghi-ngờ lời Chúa chỉ vì ta không hiểu thâu-đáo mọi sự mầu-nhiệm của Ngài.CDG 159.1

    Sứ-đồ Phi-e-rơ đã nói trong Kinh-Thánh có nhiều “chỗ khó hiểu, mà những kẻ dốt-nát và tin không quyết đem giải sai ý-nghĩa... chuốc lấy sự hư- mất riêng về mình.” 2 Phi-e-rơ 3:16. Những kẻ nghi ngờ thường dùng những đoạn khó hiểu ấy để làm đầu đề đánh-đổ Kinh-Thánh, nhưng trái lại những đoạn ấy lại là những chứng-cớ hùng-hồn nhứt chỉ rằng Kinh-Thánh đã được Đức Chúa Trời soi-dẫn. Nếu Kinh-Thánh không nói gì về Đức Chúa Trời mà chỉ nói đến những điều ta dễ hiểu; nếu sự cao- trọng và quyền-uy của Chúa mà tâm-trí thấp-kém của chúng ta dễ thấu-triệt thì Kinh-Thánh không còn là dấu-chỉ rõ-ràng về quyền-uy thiên-thượng mà Chúa đã phú cho. Chính sự vĩ-đại kỳ-bí của những đầu-đề trình-bày trong ấy làm cho chúng ta tin vững Kinh-Thánh là lời của Đức Chúa Trời.CDG 160.1

    Kinh — Thánh phô-bày lẽ-thật cách giản-dị và ứng-dụng hoàn-toàn thích-hợp với mọi nhu-cầu và nguyện-vọng của lòng người, đã làm ngạc-nhiên và mê-hoặc cả những bộ-óc siêu-việt. Trong lúc ấy những con người thấp-kém và vô học cũng nhận thấy con đường cứu-rỗi ở trong ấy. Tuy những lẽ thật được dẫn-giải đơn-sơ lại luận đến những vấn- đề cao-xa thâm-thúy vượt quá sự hiểu-biết của loài người, nên chúng ta chỉ tiếp-nhận tùy theo sự phán dạy của Đức Chúa Trời. Như vậy, chương- trình cứu-rỗi được đặt trên chúng ta để làm cho mọi người thấy được từng bước một mà họ phải dò theo trong sự ăn-năn trở lại cùng Đức Chúa Trời và đức-tin trong Đức Chúa Jêsus, để được cứu theo đường-lối mà Đức Chúa Trời đã chỉ-định. Tuy vậy, bên dưới những lẽ-thật dễ hiểu nầy còn tàn-trữ những sự huyền-bí che kín vinh-hiển của Chúa, tức những sự huyền-bí vượt quá khả-năng tìm — kiếm của trí người, lại soi — sáng những kẻ thành thật tìm kiếm chân-lý với sự kính-cẩn và đức-tin. Càng nghiên-cứu Kinh Thánh, ta càng xác tín Kinh-Thánh là lời của Đức Chúa Trời hằng sống, và lý-luận của con người qui-phục trước oai-quyền của sự khải-thị thiên-thượng.CDG 160.2

    Thú-nhận việc ta không thể hiểu thấu-đáo mọi lẽ-thật của Kinh-Thánh, tức nhìn-nhận rằng trí- óc hữu-hạn không thể nào hiểu nổi cõi vô-tận, rằng con người không thể nào hiểu được mọi mưu-định của Đấng Toàn-Tri.CDG 161.1

    Vì không thể nào dò thấu được mọi huyền-vi của Kinh-Thánh, nên những kẻ nghi-ngờ cùng những kẻ bất-tín chối-bỏ lời của Chúa; ngay những kẻ tự xưng tin-nhận Kinh-Thánh cũng chưa chắc thoát khỏi điều nguy-hiểm nầy đâu. Sứ-đồ Phao- lô nói rằng: “Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kéo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái — bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng.” Hê-bơ-rơ 3:12. Nên nghiên-cứu thật cặn kẽ mọi sự dạy-dỗ của Kinh- Thánh, cùng dò tìm cả “những sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời” đến mức Kinh-Thánh đã khái-thị cho chúng ta. 1 Cô-rinh-tô 2:10. Trong khi “những sự bí-mật thuộc về Giê- hô — va Đức Chúa Trời chúng ta” thì “những sự bày-tỏ thuộc về chúng ta”. Phục-truyền Luật-lệ Ký 29:29. Công-việc làm của Sa tan là đảo-lộn năng-lực tra-cứu của trí-não con người. Sự kỉêu-căng lẫn-lộn vào việc nghiên-cứu 1ẽ- thật của Kinh-Thánh, nên người ta cảm thấy thiếu kiên-nhẫn và qui-hàng nếu họ không giải-nghĩa nổi mọi phần của Kinh-Thánh theo ý họ mong-muốn. Họ cho rằng quá nhục để thú-nhận việc mình không hiểu nổi Kinh — Thánh. Họ không bằng lòng kiên- tâm chờ-đợi đến lúc Đức Chúa Trời thấy cần giải- bày lẽ-thật ra cho họ cách có lợi. Họ nghĩ rằng với trí khôn vốn có mà không cần một sự giúp-đỡ nào khác cũng đủ cho họ hiểu Kinh-Thánh, nên khi không đạt đến mức ấy, họ ngang-nhiên chối-bỏ quyền-lực của Kinh-Thánh đi. Thật ra có nhiều lý-thuyết và giáo-lý được nhiều người công-nhận phát-xuất từ Kinh-Thánh lại không có căn-bản trong sự dạy-dỗ của Kinh-Thánh và thật trái ngược hắn với sự khải-thị của Kinh-Thánh. Những điều nầy đã gây nghi-ngờ và hoang-mang cho nhiều người, Tuy-nhiên ta không thể qui điều ấy cho Kinh-Thánh mà phải qui cho những lời người ta xuyên-tạc Kinh-Thánh.CDG 162.1

    Nếu loài thọ-tạo có thể đạt đến mức hiểu-biết hoàn-toàn Đức Chúa Trời cùng mọi công-việc của Ngài, thì khi đã đạt đến mức ấy rồi, họ không còn tìm-kiếm chơn-lý nào nữa cả, tức đã đạt đến mức hiểu-biết triệt-để và đã phát-triển tột-cùng về mặt tâm-trí rồi. Bấy giờ Đức Chúa Trời không còn phải là Đấng tôi-thượng nữa, và con người đã đến mức hiểu-biết tột-cùng sẽ không còn tiến-bộ được nữa. Chúng ta hãy tạ-ơn Đức Chúa Trời vì sự thật không phải như thế. Đức Chúa Trời là Đấng vô- tận, trong Ngài “đã giấu — kín mọi sự quí — báu về khôn-ngoan thông — sáng.” Cô-lô-se 2:3. Trải qua cõi đời-đời, con người có thể tìm-kiếm mãi, học- hỏi mãi cũng không vơi nổi kho khôn-ngoan, nhân- từ và quyền-năng của Chúa.CDG 163.1

    Đức Chúa Trời định rằng ngay trong cảnh đời nầy, lẽ-thật của Ngài vẫn cứ bày-tỏ ra mãi cho con- cái Ngài. Chỉ có một cách để đạt được sự hiểu biết nầy. Ta có thể thấu hiểu lời của Đức Chúa Trời nhờ Đức Thánh-Linh vốn là Đấng khải- thị Kinh-Thánh. “Nếu không phải là Thánh-Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.” “Vì Đức Thánh-Linh dò-xét mọi sự, cả đến sự sâu-nhiệm của Đức Chúa Trời nữa.” 1 Cô-rinh-tô 2:11, 10. Đấng Cứu-thế có hứa với các môn-đồ rằng: “Lúc nào Thần Lẽ-thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các con vào mọi lẽ-thật... Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao bảo cho các con.” Giăng 16:13,14.CDG 163.2

    Đức Chúa Trời muốn con người dùng khả- năng phán-đoán của họ. Sự nghiên-cứu Kinh-Thánh sẽ tăng-cường và nâng-cao trí-tuệ hơn bất-cứ môn học nào khác. Dầu vậy chúng ta cũng phải thận-trọng việc thần-thánh-hóa lý-trí vì nó cũng bị ảnh-hưởng của sự yếu-đuối và bất-toàn của nhân- loại. Nếu chúng ta muốn Kinh-Thánh không che mờ sự hiểu-biết của mình đến nỗi không thể hiểu được lẽ-thật rõ-ràng nhứt, chúng ta phải có được sự đơn-sơ và đức-tin như đứa bé, sẵn sàng học-hỏi và nhờ Đức Thánh-Linh soi-dẫn cho. Cảm thấy được quyền-năng và sự khôn-ngoan của Đức Chúa Trời cùng là sự bất-lực của con người để hiểu-biết sự cao-cả của Ngài, đủ làm cho chúng ta hạ mình xuống, và mỗi khi giở trang Kinh-Thánh chúng ta làm với vẻ kính — cẩn thánh — khiết y như khi đến trước mặt Chúa vậy. Khi nghiên-cứu Kinh-Thánh, lý-trí của chúng ta phải nhìn — nhận một thẩm- quyền cao hơn nó, cả tấm lòng cũng như trí-tuệ phái bái-phục trước Đấng TỰ-HỮU.CDG 164.1

    Có nhiều điều có vẻ khó-khăn hoặc mờ-ám mà Đức Chúa Trời cho những kẻ thật lòng tìm-hiểu thấy sáng-tỏ. Nhưng nếu không có Đức Thánh-Linh, chúng ta dễ xuyên-tạc hoặc giải sai những điều ấy đi. Có nhiều người đọc Kinh-Thánh mà không lợi- ích gì cả, trái lại còn thiệt-hại rõ-ràng nữa. Khi lời Chúa được mở ra thiếu sự kính-cẩn và lời cầu- nguyện, khi tư-tưởng và tình-cảm không xu-hướng về Đức Chúa Trời hoặc hợp ý với Ngài, tâm-trí sẽ mờ-mịt với ngờ-vực và việc học Kinh-Thánh như vậy chỉ tăng thêm lòng nghi-ngờ. Sa-tan chiếm lấy tư-tưởng và nêu lên những điều giải-thích không chính-xác. Khi một người không hòa-hợp với Đức Chúa Trời bằng lời nói hay việc làm, thì dầu họ có học — lực căn-bản uyên-thâm đến đâu, họ cũng chỉ hiểu sai Kinh-Thánh mà thôi. Ta không nên tin-tưởng những lời giải — thích Kinh- Thánh của họ. Kẻ nào học Kinh-Thánh để tìm sự mâu-thuẫn, sẽ không nhận thấy được sự thiêng- liêng. Với kiến-thức méo-mó họ sẽ thấy nhiều lý- do để nghi-ngờ, để không tin nơi những sự việc thật rõ-ràng và đơn-sơ.CDG 165.1

    Dầu người ta khéo che-đậy cách mấy đi nữa, nhiều khi nguyên-do chánh của lòng nghi-ngờ là sự ưa-chuộng tội-lỗi. Những kẻ có lòng kiêu-căng, thích tội-lỗi cùng những kẻ không sẵn lòng tuân- phục mọi điều-kiện của Kinh-Thánh sẽ không tiếp- nhận những sự dạy-dỗ, những lời ngăn-cấm của Kinh-Thánh, trái lại họ sẵn-sàng nghi-ngờ quyền- lực của Kinh-Thánh vậy. Để đạt tới chân-lý, ta phải thật lòng khao-khát hiểu-biết chân-lý và sẵn-sàng tuân theo. Mọi ai lấy tinh-thần nầy mà nghiên-cứu Kinh-Thánh sẽ tìm thấy vô-số chứng-cớ chỉ rằng đó là lời Đức Chúa Trời. Họ sẽ thấu-triệt chân-lý, nhờ đó trở nên khôn-ngoan để được cứu-rỗi.CDG 166.1

    Đấng-Christ đã phán: “Nếu ai không làm theo ý-muốn Con Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo-lý Ta có phải là bởi Đức Chúa Trời, hay là Ta nói theo ý Ta.” Giăng 7:17. Thay vì hoàỉ-nghi và kích- bác những điều mình không hiểu, bạn hãy nương theo sự sáng đã chiếu-giọi trên bạn thì bạn sẽ tiếp- nhận được sự sáng lớn hơn. Nhờ ân-điển của Đấng Christ, hãy làm trọn mọi phận-sự hằng ngày mà bạn đã hiểu rõ, bạn sẽ hiểu và thi-hành cả những điều mà hiện nay bạn còn nghi-ngờ.CDG 166.2

    Có một bằng-cớ bày-tỏ rõ cho mọi người—từ người có học-lực cao nhứt đến người dốt-nát nhứt — đó là bằng — cớ kinh — nghiệm. Đức Chúa Trời khuyên chúng ta nên thử tính-chất thực-hữu của lời Ngài, thử để tìm thấy sự thật trong lời hứa Ngài. Ngài khuyên chúng ta “nếm thử xem Đức Giê-hô-va tốt lành dường bao,” Thi-thiên 34:8. Thay vì nghe lời kẻ khác, chúng ta phải tự nếm thử lấy. Chúa đã phán: “Hãy cầu xin đi, các con sẽ được.” Giăng 16:24. Chúa sẽ làm trọn lời hứa Ngài. Lời Chúa luôn luôn ứng-nghiệm, không thể nào sai được. Trong khi chúng ta đến cùng Đức Chúa Jêsus, vui hưởng sự yêu — thương đầy-dẫy của Ngài, mọi nghi — ngờ và âm-u đều tan biến trong ánh sáng của Ngài.CDG 166.3

    Sứ-đồ Phao-lô đã từng nói rằng Đức Chúa Trời “đã giải-thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối-tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu — dấu Ngài.” Cô-lô-se 1:13. Mọi người đã trải qua sự chết để vào sự sống đều “làm chứng chắc rằng Đức Chúa Trời là thật.” Giăng 3:33. Họ làm chứng rằng: “Tôi cần sự giúp — đỡ và đã tìm được trong Đức Chúa Jêsus. Mọi thiếu-thốn đều được cung-cấp. Linh-hồn đói khát đã được no đủ. Kinh-Thánh hiện nay đối với tôi là sự khải- thị của Đức Chúa Jêsus-Christ. Có phải bạn hỏi tại sao tôi tin Chúa Jêsus chăng? Vì đối với tôi, Ngài là Đấng Cứu-Chuộc thiên — thượng! Tại sao tôi tin Kinh-Thánh à? Vì tôi tìm thấy Kinh-Thánh là tiếng phán của Đức Chúa Trời cho linh-hồn tôi.” CDG 167.1

    Có thể chúng ta có được bằng-chứng Kinh- Thánh là thật và Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời. Chúng ta biết chắc rằng mình tin Kinh- Thánh không phải là tin những chuyện huyễn- hoặc xa-xôi.CDG 168.1

    Phi-e-rơ khuyên các anh em “tấn tới trong ân-điển, và trong sự thông-biết Chúa và Cứu-Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus — Christ.” 2 Phi-e- rơ 3:18.CDG 168.2

    Khi dân-sự của Đức Chúa Trời lớn lên trong ân — điển, họ sẽ hiểu lời Chúa càng ngày càng rõ- ràng hơn. Họ sẽ nhìn thấy ánh sáng mới và sự đẹp-đẽ của chơn-lý thánh. Lịch-sử của hội-thánh trải qua các thời-đại đã chứng-thực điều nầy và vẫn còn tiếp-tục như thế đến ngày cuối cùng. “Con đường người công-bình giống như sự sáng chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa.” Châm-ngôn 4:18.CDG 168.3

    Nhờ đức-tin, chúng ta có thể nhìn đến cõi vị- lai và giữ lấy lời hứa của Chúa để khôn-lớn thêm, đem mọi bản-năng của con người hợp nhứt với thiên-đàng, và đưa mọi năng-lực của chúng ta vào mối liên-lạc với nguồn sáng. Chúng ta có thể vui- mừng lên vì mọi điều làm chúng ta rối trí bây giờ, Chúa sẽ làm sáng-tỏ cả, những điều hiện nay còn thật khó hiểu, bây giờ sẽ được giải-đáp, những chỗ trí-óc non-nớt của chúng ta thấy mờ nhòe, bây giờ sẽ thấy vô-cùng hòa-hợp và đẹp-đẽ khôn- tả. “Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương cách mập-mờ: đến bây giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi chưa biết hết: đến bây giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.” 1 Cô-rinh-tô 13:12.CDG 168.4

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents