CHƯƠNG 10: HIỂU BIẾT ĐỨC CHƯA TRỜI
- Lời Giới -Thiệu
- TỰA
- CHƯƠNG 1: LÒNG BÁC ÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
- CHƯƠNG 2: CẦN CÓ MỘT ĐẤNG CỨU THẾ:
- CHƯƠNG 3: SỰ ĂN NĂN
- CHƯƠNG 4: SỰ XƯNG TỘI
- CHƯƠNG 5: SỰ DÂNG MÌNH
- CHƯƠNG 6: ĐỨC TIN VÀ SỰ TIẾP NHẬN
- CHƯƠNG 7: DẤU HIỆU MÔN ĐỒ
- CHƯƠNG 8: KHÔN LỚN TRONG ĐẤNG CHRIST
- CHƯƠNG 9: VIỆC LÀM VÀ SỰ SỐNG
- CHƯƠNG 10: HIỂU BIẾT ĐỨC CHƯA TRỜI
- CHƯƠNG 11: ĐẶC ÂN CẦU NGUYỆN:
- CHƯƠNG 12: PHẢI LÀM SAO VỚI MỐI NGHI NGỜ?
- CHƯƠNG 13: VUI MỪNG TRONG CHÚA
Search Results
- Results
- Related
- Featured
- Weighted Relevancy
- Content Sequence
- Relevancy
- Earliest First
- Latest First
- Exact Match First, Root Words Second
- Exact word match
- Root word match
- EGW Collections
- All collections
- Lifetime Works (1845-1917)
- Compilations (1918-present)
- Adventist Pioneer Library
- My Bible
- Dictionary
- Reference
- Short
- Long
- Paragraph
No results.
EGW Extras
Directory
CHƯƠNG 10: HIỂU BIẾT ĐỨC CHƯA TRỜI
ĐỨC Chúa Trời có rất nhiều phương cách để tự bày-tỏ Ngài cho chúng ta và đưa chúng ta vào mối thông-công với Ngài. Thiên-nhiên bày- tỏ không thôi cho các giác — quan của chúng ta. Những tấm lòng mở rộng sẽ vô-cùng xúc — động trước lòng bác-ái và sự vinh-hiển của Đức Chúa Trời được bày-tỏ qua công-việc của tay Ngài làm. Những lỗ — tai lắng nghe sẽ nhận được và hiểu- biết sự thông-công với Đức Chúa Trời qua vạn-vật. Những nội cỏ xanh-tươi, những thân cây cao-vút, những nụ non mơn — mởn, những đóa-hoa mỹ-miều, nào là áng mây bồng bềnh trôi trên cao, từng giọt mưa rơi, tiếng suối reo, những nét rực-rỡ của tinh-cầu, thảy đều nói vào lòng ta, thúc-giục ta mau tìm hiểu Đấng đã dựng nên chúng.CDG 127.1
Đấng Cứu — Thế của chúng ta đã gói-ghém những bài học vô-giá của Ngài trong thiên-nhiên. Ngàn cây, muôn chim, vạn-hoa của đồng nội, rồi đồi cao, hồ rộng cùng những nét hoa-mỹ của bầu trời, cũng như mọi việc xảy ra trong sự sinh hoạt hằng ngày, thảy đều gắn-bó với chân-lý mà Chúa dùng để giảng — dạy, hầu cho tâm-trí con người thường nhớ đến dầu họ đang lúc bận — rộn nhứt trong cuộc mưu-sinh.CDG 128.1
Đức Chúa Trời muốn con Ngài nhận chân giá- trị của công-việc Ngài cùng vui-thích trong nét đơn-sơ, trong cảnh đẹp-đẽ thầm-lặng mà Chúa đã tô — điểm cho thế-gian. Chúa thích những nét đẹp-đẽ, và trên hết mọi sự, Ngài thích vẻ đẹp kín- đáo của tâm — hồn hơn những sự hấp — dẫn hào- nhoáng bề ngoài. Ngài muốn chúng ta đào-luyện sự trong-sạch và đơn-sơ cũng như vẻ kiều-diễm thầm-lặng của loài hoa.CDG 128.2
Nếu chúng ta chịu lắng tai thì tạo-vật sẽ dạy chúng ta những bài học vô-giá về sự vâng-lời và tin-cậy. Từ những vì sao vĩ-đại trong quĩ-đạo vô- hình mãi miết theo lộ-trình đã được định sẵn từ muôn đời, cho đến hột nguyên-tử nhỏ-bé, thảy đều tuân theo ý-muốn của Đấng Tạo Hóa. Chúa chăm- sóc và nâng-đỡ mọi vật Ngài đã dựng nên, Chúa vừa nâng-đỡ vô-số thế-giới trong khoảng-không vô tận đồng lúc ấy Ngài đáp-ứng cho mọi nhu-cầu của con chim sẻ nhỏ bé mãi vui reo điệu hót khiêm-nhường không bợn chút hãi-hùng hoặc lo- âu. Khi người mưu-sinh hằng ngày cũng như khi khấn-nguyện; khi người đặt lưng xuống nghỉ trong đêm cũng như khi bừng tỉnh vào buổi sáng; khi người giàu-sang thết tiệc trong dinh-thự mình, hoặc khi người nghèo-khó dùng bữa cơm lạt với gia-đình, thay-thảy đều được Thiên-Phụ chăm-lo đầy triều-mến. Không một giọt lệ nào nhỏ ra mà Chúa không nhìn thấy. Không một nụ cười nào hé nở mà không được Chúa ghi-dấu.CDG 128.3
Nếu chúng ta tin như thế thì mọi phiền — lo không chánh-đáng tan-biến đi hết, cuộc đời của ta cũng không quá thất-vọng như hiện nay, vì mọi vật lớn cũng như bé đều đặt trên bàn tay của Đức Chúa Trời là Đấng không bao giờ phiền-trách bởi sự chăm-nom của Ngài cứ chồng-chất thêm mãi, cũng không thối-thác bởi gánh nặng thêm nhiều. Giờ đây chúng ta vui — hưởng sự thơ — thái của tâm — hồn mà có biết bao nhiêu người chưa hề biết đến.CDG 129.1
Trong khi các giác-quan của bạn say-sưa trước vẻ quyến-rũ dịu-dàng của thế-gian, hãy suy-tưởng đến thế-giới vị-lai, là nơi chẳng bao giờ có dấu- vết của tội-lỗi và sự chết-chóc, là nơi vạn-vật sẽ chẳng bao giờ mang bóng của sự rủa-sả. Bạn hãy hình-dung ngôi nhà của kẻ được cứu. Nên nhớ rằng nó sẽ muôn phần rực-rỡ hơn hình-ảnh đẹp nhứt mà bạn có thể nghĩ ra. Nhìn những nét đẹp-đẽ mà Đức Chúa Trời đã bày ra trong thiên-nhiên, chúng ta chỉ thấy hình-ảnh lu-mờ nhứt của sự vinh-hiển trác — tuyệt của Đức Chúa Trời. Kinh — Thánh có chép rằng: “Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm-sẵn điều ấy cho những người yêu- mến Ngài.” 1 Cô-rinh-tô 2:9.CDG 129.2
Các thi-nhân cùng những nhà vạn-vật-học có thể nói rất nhiều về thiên-nhiên, nhưng chính người Cơ-đốc mới thường-thức đúng mức cái đẹp của thiên-nhiên, vì người nhận ra đó là tác-phẩm của Cha minh, người nhìn thấy lòng bác-ái bao-la của Ngài trong đóa hoa, bụi cò, thân cây. Không ai có thể nhận chân được ý-nghĩa của núi-đồi trùng- điệp, của đồng-bằng bao-la cùng sông dài biển rộng nếu họ không nhìn đến những vật như là sự biểu- lộ tình yêu của Đức Chúa Trời cho nhân — loại.CDG 130.1
Đức Chúa Trời phán với chúng ta qua những vật do tay Ngài bày-trí và qua ảnh-hưởng của Đức Thánh-Linh hành-động trong lòng mình. Qua hoàn- cảnh cùng những sự biến — chuyển hằng ngày ở quanh ta, và nếu lòng chúng ta mở rộng để nhận thấy thì chúng ta đã học được những bài vô cùng quí-báu. Tác-giả Thi-thiên trong khi dò xem công- việc Đức Chúa Trời, đã thốt lên: “Đất đầy-dẫy sự nhơn-từ của Đức Giê-hô-va.” “Phàm kẻ nào khôn- ngoan sẽ chú-ý về điều nầy, và suy-gẫm sự nhơn- từ của Đức Giê-hô-va.” Thi-thiên 33:5; 107:43.CDG 130.2
Chúa dùng Kinh-Thánh để phán cùng ta. Ở đó chúng ta thấy bản-tánh của Ngài được khải — thị rõ-ràng hơn. Chúng ta cũng nhờ Kinh-Thánh mà thấy rõ chương — trình cứu — rỗi của Ngài. Kinh- Thánh cũng bày ra trước mắt thân-thế của các tộc- trưởng, các tiên-tri cùng những thánh-nhân khác ở thời trước. Họ cũng chỉ là những người “yếu- đuối như chúng ta.” Gia-cơ 5:17. Chúng ta thấy họ cũng phải tranh đấu gay-go với sự nản-lòng như chúng ta, họ cũng vấp-ngã trước sự cám-dỗ như chúng ta thường bị. Tuy vậy họ vẫn bền-chí và nhờ ân-điển của Đức Chúa Trời mà chiến-thắng thì chúng ta cũng được khích-lệ để cố đạt đến sự công- bình. Trong khi chúng ta đọc những kinh-nghiệm quí-báu của họ, về sự sáng, tình yêu và ân-phước mà họ được vui hưởng, về những công-việc nhờ ân-điển của Chúa ban cho mà họ làm được, chính Thánh — Linh đã soi — dẫn họ khêu lên ngọn lửa thánh trong lòng chúng ta, làm cho chúng ta khao — khát được có đức — tánh như họ, và đồng đi với Chúa cũng giống như họ vậy.CDG 131.1
Đức Chúa Jêsus đã phán về Kinh-Thánh Cựu- ước rằng: “Kinh-Thánh làm chứng về Ta” — thì đối với Tân-ước lời ấy càng đúng hơn biết chừng nào —là Đấng Cứu Chuộc, là Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm hy-vọng về sự trường-sinh. Giăng 5:39. Đúng thế. Trọn bộ Kinh — Thánh đều nói về Đấng — Christ. Từ lời ghi — chép đầu-tiên về cuộc sáng-tạo—vì “chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài” — cho đến lời hứa cuối cùng: “Nầy, Ta đến mau-chóng”, chúng ta đọc lời Ngài và nghe tiếng phán của Ngài. Giăng 1:3; Khải-huyền 22:12. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Đấng Cứu — Thế, hãy nghiên-cứu Kinh-Thánh.CDG 132.1
Hãy chứa đầy lòng với lời của Đức Chúa Trời. Lời Chúa là nước sự sống sẽ giải tan cơn khát chết người. Lời Chúa cũng là bánh sự sống từ trời ban xuống. Đức Chúa Jêsus đã tuyên-bố rằng:“Nếu các con không ăn thịt của Con-Người, cùng không uống huyết Ngài, thì chẳng có sự sống trong các con đâu.” Rồi Ngài tự giải-thích về Ngài: “Những lời Ta phán cùng các con đều là thần-linh và sự sống.” Giăng 6:53; 63. Cơ-thể chúng ta đượ-c tạo nên bởi thức — ăn, thức-uống mà chúng ta dùng. Sự cấu-tạo vật — chất của chúng ta thế nào thì sự cấu-tạo thiêng-liêng của chúng ta cũng thế ấy. Những gì chúng ta suy-gẫm sẽ tăng thêm sức-lực cho đời sống thiêng-liêng của chúng ta.CDG 132.2
Đầu-đề cứu-rỗi là cái mà thiên-sứ chú-mục vào. Nó cũng là môn học và là bài hát của những kẻ được chuộc trong cõi đời-đời. Như thế có đáng cho chúng ta suy-gẫm cẩn-thận và nghiên-cứu kỹ- càng hiện nay chăng? Sự thương-xót vô-tận và lòng bác-ái của Đức Chúa Jêsus, sự hy-sinh mà Chúa đã thực-hiện cho chúng ta, đòi-hỏi chúng ta phải suy-gẫm nghiêm-chỉnh và chính-xác nhứt. Chúng ta phải suy-gẫm về bản-tánh Đấng Cứu-Chuộc vừa là Đấng Trung-Bảo của chúng ta. Chúng ta phải chiêm — nghiệm sứ-mạng của Đấng đã xuống thế để cứu dân Ngài ra khỏi tội. Trong khi chúng ta ngắm xem những sự việc ở thiên-đàng, đức-tin và tình yêu của chúng ta sẽ mạnh hơn, lời cầu-xin của chúng ta càng ngày càng được xứng-hợp với Chúa hơn vì những lời cầu-nguyện ấy càng chan- chứa đức-tin và tình yêu. Đó là những lời cầu-xin khôn-ngoan và sốt-sắng. Chúng ta sẽ có một sự tin- cậy vững-vàng hơn trong Đức Chúa Jêsus và mỗi ngày sẽ thu-thập thêm những kinh — nghiệm linh hoạt về quyền-năng của Ngài để cứu-rỗi toàn-vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến cùng Đức Chúa Trời.CDG 133.1
Khi suy-gẫm về điều trọn-lành của Đấng Cứu- Thế, chúng ta ao-ước được biến-đổi hoàn-toàn theo hình-ảnh của sự trong-sạch Ngài. Linh-hồn ta sẽ khao-khát được trở nên như Đấng chúng ta tôn — thờ. Chúng ta càng tư-tưởng đến Đấng Christ bao nhiêu thì chúng ta ca-ngợi và bày-tỏ Ngài cho thế-gian bấy nhiêu.CDG 133.2
Kinh — Thánh không phải chỉ được viết cho những người học-thức thôi đâu; trái lại Kinh- Thánh được chỉ-định cho hàng bình-dân. Những lẽ-thật thiết — yếu cho sự cứu — rỗi được giải-bày sáng-tỏ như ban ngày để không ai bị lầm-lẫn và sai-lạc, trừ những kẻ theo sự phán-đoán riêng của mình chớ không theo ý-muốn của Đức Chúa Trời đã được bày-tỏ rõ-ràng.CDG 134.1
Chúng ta không nên nghe theo lời chứng của bất-cứ một người nào để nói rằng Kinh-Thánh dạy như thế đó, nhưng phải tự mình học lấy lời của Chúa. Nếu chúng ta để cho kẻ khác suy nghĩ thế cho mình, thì năng-lực của ta sẽ bị tàn-phá và khả- năng sẽ teo-hẹp lại. Sở-năng cao-quí của trí-não có thể bị đèo — đẹt vì không được vận — dụng trên những đầu-đề cần sự tập — trung tư — tưởng, nên không còn khả-năng nhận-thấy những ý-nghĩa sâu- xa của lời Đức Chúa Trời. Trí-não con người sẽ phát-triển nếu nó được xử-dụng để truy-xét những mối tương-quan của các đề-tài trong Kinh-Thánh, so-sánh đoạn nầy với đoạn kia, việc thiêng-liêng nầy với việc thiêng-liêng nọ.CDG 134.2
Không có chi mở-mang trí-tuệ bằng nghiên cứu Kinh-Thánh. Không có một quyển sách nào khác có thể nâng cao tư-tưởng, bồi-bồ tinh-thần bằng những chân-lý siêu-việt trong Kinh — Thánh. Nếu người ta nghiên-cứu lời của Đức Chúa Trời đúng như cách phải nghiên-cứu, họ sẽ có một tinh- thần quảng-đại, một tánh-tình cao-quí và một lòng cương-nghị là một điều hiếm thấy ở thời-đại nầy.CDG 135.1
Đọc Kinh-Thánh cách vội-vả không lợi bao nhiêu. Một người có thể đọc trọn bộ Kinh-Thánh mà không nhìn thấy nét đẹp-đẽ cũng không hiểu ý- nghĩa sâu-nhiệm của sách nầy. Nếu ta nghiên-cứu một cách kỹ-càng một câu Kinh — Thánh cho đến khi ý-nghĩa của nó sáng tỏ trong tâm-trí ta và mối tương-quan của nó đối với chương-trình cứu-rỗi thật rõ — ràng, sẽ có lợi hơn là đọc lược qua hết đoạn nầy đến đoạn khác mà không có mục-đích nào rõ-rệt cũng không chủ-định một sự dạy-dỗ nào chắc-chắn. Hãy luôn — luôn có Kinh-Thánh bên mình để khi có cơ-hội thuận-tiện, liền đọc ngay và in sâu lời Chúa vào tâm-trí.CDG 135.2
Nếu không thật hết lòng chú-ý và học-hỏi với lời cầu-nguyện, chúng ta không thể nào nhận được sự khôn-ngoan. Trong Kinh-Thánh có vài đoạn dễ làm cho người ta hiểu sai, nhưng những chỗ khác thì ý-nghĩa của nó ẩn kín bên trong nên đọc thoáng qua không thể nào nhận ra được. Kinh-Thánh phải được so-sánh với Kinh-Thánh. Để hiểu Kinh-Thánh ta phải tra-xem thật kỹ và suy — gẫm với lời cầu- nguyện. Những cuộc nghiên-cứu như vậy sẽ được đền-bù xứng-đáng. Những kẻ nào chuyên-cần tra- xem lời của Đức Chúa Trời như một kho-tàng giấu kín sẽ tìm thấy lẽ-thật cao-quí nhứt như người thợ mở khám-phá ra mạch kim-khí ẩn kín dưới mặt đất — là việc mà những kẻ tìm-kiếm lấy lệ không thể nhìn thấy được. Lời được soi-dẫn của Chúa ghi-tạc vào lòng sẽ như dòng suối triền- miên chảy từ nguồn sự sống vậy.CDG 135.3
Không bao-giờ nên nghiên-cứu Kinh — Thánh mà không có lời cầu-nguyện cặp theo. Chúng ta phải cầu-xin Đức Thánh-Linh soi-sáng trước khi mở trang sách ra, thì sẽ được như nguyện. Khi Na-tha-na-ên đến cùng Ngài, Đức Chúa Jêsus nói rằng: “Nầy, một người Y — sơ — ra-ên thật, trong người không có điều dối-trá chi hết.” Na-tha-na-ên thưa rằng: “Bởi đâu Thầy biết con?” Đức Chúa Jêsus đáp: “Trước khi Phi-líp gọi ngươi, Ta đã thấy ngươi lúc ở dưới cây vả.” Giăng 1:47,48. Đức Chúa Jêsus cũng sẽ thấy chúng ta cầu-nguyện trong nơi kín-nhiệm nếu chúng ta tìm-kiếm Ngài để soi-sáng cho hầu biết lẽ-thật. Thiên-sứ từ nơi chói- lòa trên cao sẽ ở với những người hạ lòng mình mong được sự soi-dẫn thiên-thượng.CDG 136.1
Đức Thánh-Linh làm cho sáng-tỏ và vẻ-vang Đấng Cứu-Thế. Nhiệm-vụ của Ngài là trình-bày Đấng Christ ra, sự trong-sạch và công-bình của Ngài, cùng sự cứu — rỗi lớn-lao nhờ Ngài mà ta được hưởng. Đức Chúa Jêsus phán: “Ngài sẽ lấy điều thuộc về Ta mà rao-bảo cho các con.” Giăng 16:14. Thánh-Linh của lẽ thật là giáo-sư thích-hợp nhứt để giảng — dạy lẽ thật thiêng thượng. Đức Chúa Trời đã đánh giá con người cao-quí biết bao, vì Ngài đã ban Con Ngài chết thế cho họ, và chỉ- định Thánh-Linh Ngài làm giáo-sư để hướng-dẫn con người không thôi.CDG 137.1