Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Quan điểm của Đức Chúa Trời tác động đến thái độ nhân loại

    Nhiều dân tộc ngoại giáo khẳng định rằng các hình tượng của họ chỉ là biểu tượng nhằm để tôn thờ Chúa Trời, nhưng Chúa tuyên bố rằng hành động tôn thờ đó là tội lỗi. Tạo ra vật đại diện cho Đấng Hằng Hữu từ những thứ vật chất là hạ thấp những khái niệm của chúng ta về Chúa. Đầu óc chúng ta sẽ bị các tạo vật thu hút hơn là hướng về Đấng Tạo Hóa, khi nhận thức của chúng ta về Chúa bị hạ thấp thì dòng dõi loài người cũng bị giảm giá theo.KTS 152.4

    “Ta, Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà”. Mối quan hệ gần gũi của Chúa với dân sự Ngài được ví như minh chứng hôn nhân. Khi việc thờ thần tượng bị xem là tà dâm tâm linh, thì việc Chúa tức giận chống lại nó cũng thích hợp dùng từ đố kỵ.KTS 152.5

    “Những ai ghét Ta, Ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba, bốn đời”. Con cháu sẽ không bị phạt vì tội tổ tiên, ngoại trừ chính họ phạm tội. Tuy nhiên, thông thường thì do thừa hưởng lối sống mà con cái trở nên những người dự phần vào tội lỗi của cha mẹ. Khuynh hướng sai trái, thèm muốn lầm lạc, đạo đức thấp kém, cũng như thể trạng bệnh tật hao mòn truyền từ đời ông bà, cha mẹ sang con cháu tới thế hệ thứ ba, thứ tư.KTS 152.6

    “Làm ơn đến ngàn đời cho những ai yêu mến Ta và gìn giữ các Điều răn Ta”. Đối với những ai trung tín trong việc phục vụ Ngài, Chúa hứa ban ơn không chỉ có ba, bốn thế hệ giống như lời phẫn nộ dọa nạt những kẻ ghét Ngài, mà là ban ơn đến hàng ngàn thế hệ. KTS 152.7

    (3) “Ngươi không được lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi”.KTS 152.8

    Điều răn này cấm chúng ta sử dụng danh Chúa với thái độ bộp chộp hoặc bất cẩn. Nhắc đến Chúa cách thiếu suy nghĩ qua các cuộc chuyện vãn thông thường, hoặc nhắc danh Ngài cách khinh suất, chúng ta đều không tôn trọng Ngài. “Danh Ngài là thánh và đáng kính sợ” (Thi Thiên 111:9). Chúng ta phải xưng danh Ngài cách kính trọng và trang nghiêm.KTS 153.1

    (4) “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên Ngài thánh. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày, nhưng ngày thứ Bảy là ngày Sa-bát của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ. Vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban ngày nghỉ và làm nên ngày thánh”.KTS 153.2

    Ngày Sa-bát không được đưa vào như một thể chế mới, mà là được thiết lập từ lúc sáng thế. Ngày Sa-bát chỉ rõ Đức Chúa Trời chính là Đấng Sáng Tạo ra trời đất, diễn đạt khác biệt giữa Chúa và các thần khác, chính vì vậy ngày Sa-bát là dấu hiệu lòng trung thành của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Điều răn thứ tư là điều răn duy nhất trong mười điều răn mà nơi đó chúng ta có thể tìm thấy danh tánh và tước vị của Đấng Ban Luật pháp, là điều răn duy nhất chỉ đường cho những người thuộc về luật pháp đã được ban cho, bao gồm cả dấu ấn của Chúa. KTS 153.3

    Chúa cho chúng ta sáu ngày để làm ăn, Ngài chỉ muốn chúng ta làm công việc mình trong sáu ngày thôi. Ngày Sa-bát chỉ được phép làm những việc thật sự cần thiết và nhân đạo. Nhiều bệnh nhân và người đau khổ luôn cần được chăm sóc, nhưng chúng ta cũng phải nghiêm ngặt tránh hết mức làm những chuyện không cần gấp. Nhằm giữ ngày Sa-bát thánh thiện, thậm chí chúng ta không nên cho phép mình nghĩ đến những chuyện thuộc về đặc tính của thế gian. Điều răn giới hạn mọi người ở sau “cánh cổng” (nghĩa là bên trong nhà của chúng ta). Tất cả mọi người trong nhà đều phải đặt qua một bên mọi công việc của đời này suốt các giờ phút thiêng liêng. Mọi người nên hiệp nhất để tôn vinh Chúa bằng cách sẵn sàn phục vụ trong ngày thánh của Ngài. KTS 153.4

    (5) “Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho”.KTS 153.5

    Cha mẹ là người có quyền nhận được tình yêu thương và lòng kính trọng mà người khác không có. Nếu từ chối đặc quyền hợp pháp này của cha mẹ là cũng từ chối thẩm quyền của Chúa. Điều răn thứ năm đòi hỏi con cái không những tôn trọng, phục tùng và vâng lời cha mẹ, mà còn cho họ tình yêu thương, sự dịu dàng, an ủi họ bớt lo lắng, bảo vệ danh tiếng của họ, quan tâm chăm sóc họ lúc tuổi già. Điều răn này cũng đòi hỏi tôn trọng các mục sư, nhà truyền giáo, chính quyền và tất cả những người mà Chúa cho phép.KTS 153.6

    (6) “Ngươi chớ giết người”.KTS 153.7

    Mọi hành vi không công bình đều có khuynh hướng khiến cho cuộc sống ngắn lại, lòng hận thù, nuông chiều suy nghĩ dẫn đến những hành động gây tổn hại cho người khác (thậm chí mong ước họ bị đau đớn, “những ai thù ghét anh em mình đều là giết người”), hành động ích kỷ bỏ mặc nhu cầu cần cứu giúp của người khác, đam mê lạc thú hoặc làm việc quá sức dẫn đến nguy hại sức khỏe, tất cả những việc này, nói ở mức độ lớn hơn hoặc giảm đi, là những cách vi phạm điều răn thứ sáu.KTS 153.8

    (7) “Ngươi chớ phạm tội tà dâm”.KTS 154.1

    Luật pháp của Chúa không chỉ đòi hỏi cuộc sống bề ngoài trong sạch, mà còn các ý định thầm kín và những cảm xúc trong lòng cũng phải trong sáng. Đấng Christ đã dạy dỗ chúng ta về ảnh hưởng sâu rộng của bổn phận đối với luật pháp Chúa, Ngài cũng cảnh báo rằng tư tưởng hay cái nhìn xấu xa đều phạm tội thật sự như hành vi bất chính.KTS 154.2

    (8) “Ngươi chớ trộm cướp”.KTS 154.3

    Luật cấm này xử tội kẻ bắt cóc, buôn bán nô lệ, xâm lược, trộm cướp. Nó đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối từ mọi việc nhỏ nhặt trong cuộc sống. Nó ngăn cấm việc buôn bán mờ ám, đòi hỏi phải hoàn trả đủ tiền nợ hoặc tiền công chính đáng. Mọi cách trục lợi từ những sự ngu dốt, yếu đuối, hoặc bất hạnh của người khác đều bị ghi nhận như tội lừa gạt vô các quyển sách ở trên trời.KTS 154.4

    (9) “Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình”.KTS 154.5

    Chủ tâm lừa gạt là thứ tạo ra lời nói dối. Chỉ cần một liếc mắt, nhút nhích cái tay một chút hoặc một động tác biểu cảm trên mặt là chúng ta có thể lừa dối hiệu quả thật sự như lời nói ra từ miệng. Thậm chí có lời nói dối giống thật đến mức khiến cho người khác lầm đường lạc lối. Mọi hành vi xúc phạm danh dự hàng xóm láng giềng của chúng ta bằng cách bóp méo sự thật, vu khống, nói chuyện phiếm, hay thậm chí là che giấu sự thật nhằm xúc phạm người khác đều là hình thức vi phạm điều răn thứ chín. KTS 154.6

    (10) “Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi”.KTS 154.7

    Điều răn thứ mười đập vào mọi gốc rễ tội lỗi, ngăn chặn ham muốn ích kỷ phát sinh ra hành động tội lỗi. Người nào biết từ chối thỏa mãn lòng tham lam sai trái những thứ thuộc về người khác thì sẽ không cảm thấy xấu hổ vì cư xử sai với ai. KTS 154.8

    Chúa công bố luật pháp Ngài bằng cách thể hiện nhiều quyền năng và vinh quang để mà dân sự sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đó. Ngài muốn cho dân sự chứng kiến tính thiêng liêng và bền vững của luật pháp Ngài.KTS 154.9

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents