Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Mấy kẻ độc ác được bài học về sự hối hận

    Các con trai của Gia-cốp đã thay đổi tính nết. Họ từng là người đố kỵ, nóng nảy, lừa bịp, dữ dằn, đầy thù hận; nhưng giờ đây, sau khi trải qua thử thách trong đời, họ đã cải hóa trở thành những người không ích kỷ, thành thật với nhau, biết sống hy sinh cho cha, thậm chí ngay lúc này (là những người đàn ông đã bước vào tuổi trung niên) lại phải chịu khuất phục dưới uy quyền của Giô-sép. KTS 112.1

    Ba ngày bị giam dưới nhà tù Ai Cập là những ngày buồn thảm cay đắng, các anh bị cắn rứt lương tâm vì tội lỗi của mình. Nếu không đưa Bên-gia-min xuống, bản án kết tội họ là gián điệp sẽ chắc chắn xảy ra. KTS 112.2

    Đến ngày thứ ba, Giô-sép yêu cầu đưa các anh ra mắt ông. Ông không dám giam giữ họ lâu hơn bởi vì cha và các gia đình đang chịu đói. Ông nói: “Vì ta kính sợ Đức Chúa Trời nên các ngươi muốn sống thì phải làm thế này. Nếu các ngươi là người lương thiện thì hãy để một người ở lại trong ngục này, còn các người khác thì đem lương thực về cứu đói gia đình. Sau đó, các ngươi phải đưa người em út xuống gặp ta để minh chứng lời các ngươi là thật, và các ngươi sẽ không phải chết”.KTS 112.3

    Giô-sép giao tiếp với họ thông qua một người thông dịch. Họ không hề nghĩ rằng quan tể tướng hiểu hết những gì họ nói nên họ bàn bạc với nhau rất tự nhiên trước mặt ông. “Thật chúng ta đã có lỗi với em chúng ta. Chúng ta đã thấy nỗi khổ đau trong tâm hồn nó khi nó năn nỉ chúng ta mà chúng ta không đoái hoài đến. Vì vậy mà nay chúng ta phải chịu nỗi khổ đau này”. Ru-bên (người đã lập kế hoạch giải cứu Giô-sép ở Đô-than) trách rằng: “Chẳng phải anh đã nói với các em là đừng mắc tội làm hại thằng bé sao? Nhưng các em không nghe. Bây giờ thì phải đền nợ máu nó thôi”. KTS 112.4

    Giô-sép lắng nghe, không thể kiềm nổi cảm xúc dâng trào, ông đi ra chỗ khác mà khóc. Khi quay trở lại, ông ra lệnh trói Si-mê-ôn ngay trước mắt họ và giam vào ngục. Si-mê-ôn là kẻ chủ mưu và cầm đầu vụ án độc ác dành cho đứa em của họ là Giô-sép.KTS 112.5

    Trước khi cho phép các anh ra đi, Giô-sép truyền xúc lúa mì vào các bao và bí mật bỏ tiền vào miệng bao của mỗi người. Trên đường về, một người trong số họ mở bao lấy lúa cho lừa ăn thì ngạc nhiên thấy tiền của mình trong đó. Như người mất hồn, họ hoảng sợ nói với nhau: “Đức Chúa Trời đã làm gì cho chúng ta thế này?”.KTS 112.6

    Gia-cốp lo lắng chờ đợi các con trở về, khi họ về đến nơi, toàn trại tụ họp xung quanh để nghe họ tường thuật cho cha tất cả sự việc đã xảy ra. Ai cũng sợ hãi. Hành vi của người cai trị Ai Cập dường như có ẩn ý xấu xa gì bên trong, nỗi lo sợ của họ càng được xác nhận khi họ trút lúa ra khỏi bao thì thấy trong bao người nào cũng đều có túi tiền mình. Lòng trĩu nặng đau buồn, người cha già kêu lên: “Chúng mày đã cướp đi các con ta! Giô-sép mất tích, Si-mê-ôn không còn, bây giờ lại còn muốn dẫn Bên-gia-min đi nữa. Mọi chuyện đều đổ lên đầu ta hết!”. “Con út ta sẽ chẳng xuống đó với chúng mày đâu, vì anh nó đã chết rồi, chỉ còn lại một mình nó thôi. Nếu dọc đường nó gặp phải tai họa thì chúng mày làm cho kẻ đầu bạc này đau lòng xót dạ mà xuống đáy mộ”.KTS 112.7

    Nhưng hạn hán vẫn kéo dài, lúa mì đem từ Ai Cập về gần hết sạch. Bóng dáng nạn đói hầu như ngày càng trầm trọng. Đối mặt với sự lo lắng toàn trại, người cha già hiểu được nhu cầu của họ. Cuối cùng, ông cũng phải nói: “Các con hãy trở lại mua một ít lương thực cho chúng ta”.KTS 113.1

    Giu-đa thưa: “Người đó quả quyết với chúng con: Nếu không có người em út đi cùng thì ngươi sẽ không được gặp mặt ta. Nếu cha cho em cùng đi thì chúng con mới xuống mua lương thực cho cha được. Nếu cha không cho nó đi thì chúng con không xuống đâu vì người đó đã bảo: Nếu không có người em út cùng đi thì các ngươi sẽ không được gặp ta”. Nhận thấy quyết tâm của cha già có vẻ lung lay, ông thưa tiếp: “Xin cha cho thằng bé đi với con, chúng con sẽ đứng dậy đi ngay để tất cả chúng ta được sống; cả chúng con, cha và các cháu nhỏ đều khỏi phải chết đói”. Ông xin chịu trách nhiệm về đứa em và chấp nhận mang tội suốt đời nếu ông không đưa Bên-gia-min trở về.KTS 113.2

    Gia-cốp không thể giữ lại điều ông mong muốn được nữa. Ông chỉ dẫn các con mang quà biếu cho quan lớn một vài thứ được xem là xa xỉ đối với một đất nước đang lâm vào tình trạng bị đói kém, gồm có “một ít nhũ hương, mật ong, hương liệu, mộc dược, hạt dẻ và hạnh nhân” và gấp đôi số tiền. Ông nói: “Hãy mau đem em các con theo và lên đường trở lại gặp người ấy”. Khi các con trai chuẩn bị thực hiện chuyến đi đầy lo ngại, cha già đứng dậy, đưa hai tay lên trời cầu nguyện khẩn thiết: “Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng làm cho các con được ơn trước mặt người ấy, để Si-mê-ôn và Bên-gia-min được về với các con”.KTS 113.3

    Họ tiếp tục cuộc hành trình xuống Ai Cập và ra mắt Giô-sép. Khi ông nhìn thấy Bên-gia-min, đứa em trai cùng một mẹ, ông thấy lòng vô cùng xúc động. Ông cố che giấu cảm xúc của mình, yêu cầu dẫn họ về nhà riêng để dùng bữa trưa. Các anh em thật sự hoảng hốt, lo sợ sẽ bị kết tội vì số tiền đã để lại trong bao. Họ nghĩ rằng có thể số tiền đã đặt trong bao lần trước là nguyên cớ vu cáo bắt họ làm nô lệ. Để chứng minh mình vô tội, họ thông báo với người quản gia rằng họ mang trả số tiền đã tìm thấy trong bao của mỗi người và số tiền khác để mua lương thực. Họ giải thích: “Chúng tôi chẳng biết ai đã đặt tiền lại trong bao lúa của chúng tôi”. Người quản gia đáp: “Mọi việc đều bình an, đừng sợ! Chính Đức Chúa Trời của các anh, cũng là Đức Chúa Trời của thân phụ các anh đã ban báu vật vào bao các anh; còn tiền của các anh đã đến tay tôi rồi”. Họ cảm thấy nhẹ nhõm, khi Si-mê-ôn được đưa ra khỏi tù và gặp họ, họ mới cảm nhận được Chúa thật sự đã ban ơn phước.KTS 113.4

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents