Loading...
Larger font
Smaller font
Copy
Print
Contents
Khởi Đầu Thời Kỳ Suy Tàn - Contents
  • Results
  • Related
  • Featured
No results found for: "".
  • Weighted Relevancy
  • Content Sequence
  • Relevancy
  • Earliest First
  • Latest First
    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents

    Chương 9—Bắt Đầu Một Tuần Lễ Theo Nghĩa Đen

    Giống như ngày Sa-bát, tuần lễ đã bắt đầu từ buổi sáng thế và được bảo vệ xuyên suốt Kinh Thánh. Chính Đức Chúa Trời đã định lượng khoảng cách cho tuần lễ đầu tiên, một tuần gồm có bảy ngày, mỗi ngày có 24 giờ. Sáu ngày dành cho việc sáng tạo thế giới, đến ngày thứ Bảy thì Đức Chúa Trời nghỉ ngơi và thiết lập ngày đó như là ngày nghỉ cho nhân loại. “Hãy nhớ ngày nghĩ đặng làm nên ngày thánh… Trong sáu ngày, Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ. Vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh” (Xuất Ê-díp-tô ký 20: 8-11).KTS 52.1

    Lý do này xem ra thật dễ chịu và như là một mệnh lệnh khi chúng ta hiểu các ngày tạo thế theo nghĩa đen. Sáu ngày đầu mỗi tuần để dành cho chúng ta làm việc, và ngày thứ bảy thì chúng ta nghỉ ngơi khỏi các công việc để nhận biết và thể hiện lòng kính trọng đối với sự nghỉ ngơi của Đấng Tạo Hóa.KTS 52.2

    Tuy nhiên, có một số người giảng dạy rằng các sự kiện trong tuần lễ tạo thế đòi hỏi phải trải qua hàng triệu năm là cách nói của những người vô thần dưới hình thức tinh vi và nguy hiểm nhất. Tính cách thật của nó được ngụy trang kỹ đến mức mà nó được gìn giữ và rao giảng bởi chính nhiều chuyên gia dạy người ta hãy tin vào Kinh Thánh. “Các tầng trời được làm nên bởi lời của Đức Giê-hô-va, cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có” (Thi Thiên 33:6). Kinh Thánh không xác nhận trái đất tiến hóa chậm chạp từ mớ hỗn độn qua các thời đại kéo dài. Lần lượt từng ngày sáng tạo, ghi nhận linh thiêng công bố rằng nó gồm có buổi tối và buổi sáng giống như tất cả những ngày tiếp theo. KTS 52.3

    Các nhà địa chất quả quyết phải tìm ra bằng chứng trái đất già cỗi hơn nhiều so với các sự giảng dạy trong Kinh Thánh. Xương người và động vật được khai quật có tỉ lệ lớn hơn nhiều so với bất kỳ loài nào hiện còn đang sống, từ đó nhiều người kết luận rằng trái đất đã có sự sống từ rất lâu trước thời gian đưa đến quan điểm được ghi nhận về sự sáng thế. Luận điểm như vậy luôn dẫn dắt chính những tín đồ tự nhận mình thành thạo Kinh Thánh lại chấp nhận vị trí các ngày tạo thế là dài vô tận, là những giai đoạn không hạn định.KTS 52.4

    Nhưng nếu tách rời lịch sử Kinh Thánh thì những nhà địa chất chỉ có thể chứng minh một sự trống không mà thôi. Nhiều dấu tích còn tìm thấy trên trái đất đã cung cấp bằng chứng về những tình trạng khác so với hiện tại chứa nhiều chi tiết đáng lưu ý, nhưng khoảng thời gian mà các tình trạng này còn tồn tại thì chỉ có thể nghiên cứu từ quyển Hồ sơ Kỳ tích (Inspired Record). Trong chương lịch sử về Đại Hồng Thủy đã giải thích rằng đó là thứ mà địa chất học có thể không bao giờ khám phá nổi. Vào thời đại của Nô-ê, con người, sinh vật và cây cối to lớn hơn gấp nhiều lần so với thời đại hiện nay, nhờ đã bị chôn vùi mà chúng được bảo tồn, trở thành một bằng chứng cho những thế hệ sau biết rằng những cư dân thời đó đã bỏ mạng vì nước lụt. Đức Chúa Trời dự định rằng việc khám phá ra những chuyện này sẽ thiết lập lòng tin vào lịch sử đầy năng lực sáng tạo. Nhưng mà nhiều người thời nay, với lập luận sai trái của mình, lại rơi vào sai lầm giống y như con người thời đại trước nạn Đại Hồng Thủy đã từng làm — đó là việc họ đảo ngược những thứ lợi ích mà Ngài ban cho họ trở thành sự nguyền rủa chỉ vì cách họ chế tạo ra nhiều thứ để phục vụ mục đích sai trái.KTS 52.5

    Người ta liên tục nỗ lực giải thích rằng thế giới được tạo thành như là kết quả từ những nguyên tắc tự nhiên, thậm chí chính những người tự xưng là Cơ Đốc Nhân cũng chấp nhận luận chứng của con người đối lập với các lẽ thật trong Kinh Thánh. Có nhiều nghiên cứu tỉ mỉ nhằm chống lại các nhà tiên tri (đặc biệt là Đa-ni-ên và Khải Huyền) cũng tuyên bố rằng chúng ta không thể hiểu nổi họ. Tuy nhiên, những con người khao khát này chỉ nhận được những giả thuyết từ các nhà địa chất học về sự mâu thuẫn trong bản kê khai của Môi-se. Đó là làm thế nào Chúa hoàn tất công việc tạo thế mà Ngài chưa từng tiết lộ với chúng ta; khoa học nhân loại không thể khám phá nổi những bí mật của Đấng Rất Cao (xem thêm Phục Truyền Luật Lệ ký 29:29).KTS 53.1

    Những người bỏ qua Lời Chúa để cố gắng tính toán các công trình sáng tạo của Ngài theo những nguyên tắc khoa học là họ đang bị trôi dạt trên vùng biển vô danh mà không có bất cứ hải đồ, la bàn hoặc thiết bị xác định phương hướng nào. Dù với khối óc vĩ đại nhất mà không có sự hướng dẫn của Chúa cho việc nghiên cứu thì cũng trở nên mất phương hướng trong nỗ lực tìm kiếm mối quan hệ giữa khoa học và sự khám phá. Những ai nghi ngờ các ghi nhận trong Cựu Ước và Tân Ước sẽ bị trôi dạt đến một khoảng cách xa hơn nữa, rồi nghi ngờ sự tồn tại của Chúa. Từ đó, họ đánh mất lòng tin, lạc lõng tự thân họ tiếp tục vùi đầu trong sa ngã và lừa dối.KTS 53.2

    Kinh Thánh không dành cho các ý tưởng của con người và khoa học đem ra thử nghiệm. Những ai hoài nghi, thông qua một bài thử nghiệm dở dang hoặc là khoa học hoặc là sự tiết lộ, yêu cầu tìm cho bằng được những mâu thuẫn giữa chúng, nhưng hiểu cách công bằng thì họ cũng có ý kiến đúng đắn. Môi-se viết dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh, một nguyên lý địa chất học hoàn hảo sẽ không bao giờ tuyên bố những khám phá nào không phù hợp với các bản kê của ông. KTS 53.3

    Larger font
    Smaller font
    Copy
    Print
    Contents